1. Bán ở mức nào gọi là "Phá Giá"?
....... Trong cuộc đời này sẽ luôn có những kẻ đưa ra những cái giá thấp quá mức hoặc cao quá mức cho món đồ mà hắn ta sở hữu tùy vào mức độ độc quyền. Để bảo vệ cho lợi ích của một nhóm người trong xã hội mà chính phủ áp một mức giá mà doanh nghiệp không được phép vượt qua. Để bảo vệ người dân khỏi sự độc quyền ngành điện, chính phủ sẽ áp mức giá cao nhất mà VNPT không được phép vượt qua (trần giá), và đương nhiên tình trạng thiếu hụt điện sẽ diễn ra nhưng công ty điện sẽ công bố một thông tin không mấy vui vẻ trái ngược với những gì thực tế đáng lẽ phải diễn ra: "Ngành điện đang thua lỗ và cần phá giá trần để đảm bảo thu nhập cho doanh nghiệp". Theo những gì mà tôi đọc được trên báo cáo tài chính hợp nhất thì câu chuyện có vẻ hơi khác. Ngành điện chi quá nhiều tiền cho những khoản đầu tư ngoài ngành điện và nó làm cho biến số nợ trong phương trình kế toán cơ bản tăng, lợi nhuận giảm. Một lần nữa phương trình kế toán lại cân bằng. Đáng ra nếu họ tập trung hơn nữa thì giờ họ cũng giống như 1 trong 4 tập đoàn thống trị nền kinh tế Nhật Bản qua hàng trăm năm vậy. Thật đáng tiếc làm sao. Tôi rất có tình cảm với việc áp trần giá cho sản phẩm vì nó kích thích các nhà sản xuất buộc phải cải tiến để mạnh mẽ hơn, sản xuất rẻ hơn, cạnh tranh hơn....
...... Để bảo vệ cho sự kém cỏi của doạnh nghiệp trong nước khỏi sự tiến bộ của nước ngoài với năng suất lao động cao đến hoang tưởng, chất lượng cao hơn và giá rẻ hơn, một làn sóng tất yếu của sự phát triển kinh tế loài người (toàn cầu hóa) thì chính phủ đặt ra mức giá tối thiểu mà doanh nghiệp được phép bán một loại hàng hóa nào đó (sàn giá - thường là mức giá mà doanh nghiệp sản xuất làm ra và dĩ nhiên là nó cao hơn mức giá chung mà thế giới chấp nhận). Sự bảo hộ này có lợi cho doanh nghiệp nhưng khiến nền kinh tế phải trả giá gấp bội trong nhiều năm liền kể cả sau bảo hộ. Năm 2001, chúng ta tuyên bố với WTO là việc đặt hạn ngạch và sàn giá với một số mặt hàng đặc biệt là đường nhập khẩu nhằm bảo vệ cán cân thanh toán vì thực sự chúng ta thâm hụt thương mại trong hơn 30 năm liền và duy trì thanh toán trong nước nhờ đi vay nợ nhưng thực ra chúng ta mục đích chính khi đưa ra chính sách này là để Bảo Hộ Sản Xuất- Hành động tốt nhất để bảo vệ doanh nghiệp và đầu độc cả nền kinh tế khiến nó ốm yếu và có thể vỡ trận bất cứ lúc nào trong tương lai gần. Sau 14 năm ngành sản xuất đường, ô tô vẫn thuộc loại kém cỏi ở mức đáy của thế giới. (Về cơ bản dự trữ ngoại hối của Việt Nam không được công bố nhưng tôi dự đoán rằng nó không thể giúp chúng ta trụ quá 3 tuần nếu không có bất cứ hoạt động xuất khẩu nào và về cơ bản chúng ta đã nợ ngập đầu rồi. Một tháng trước khi Hy Lạp, Italia, Tay Ban Nha,... phá sản hệ thống tiền tệ do nợ quá nhiều và mất khả năng thanh toán, chẳng ai tin rằng họ sẽ vỡ nợ vì đây là những nước phát triển và IMF hay HSBC vẫn còn rất lạc quan về triển vọng kinh tế tài chính và vẫn tuyên bố rằng nợ công vẫn ở mức an toàn. Hãy lấy điều đó làm bài học vì các tổ chức nước ngoài tổ chức chiến tranh tiền tệ để đánh cắp giá trị nhanh hơn việc cho vay nhiều. Cho nên khi nghe mấy cái đánh giá quốc tế về nợ công làm tôi có đôi chút buồn cười. Dĩ nhiên, tôi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho trường hợp chúng ta cố tình vay thêm nước ngoài và thực hiện dự án quá yếu kém như thời điểm hiện tại. Tiền có tính "lỏng" rất cao. CHính vì thế mà giá trị của nó không hề mất đi. Nó chỉ chảy theo chỗ trũng thôi. Việc lạm phát sẽ làm giàu cho một bộ phận người hiểu chuyện gì đang thực sự diễn ra.) Dưới góc nhìn kinh tế thì thực sự tôi không thích việc các nước áp sàn giá vì nó cản trở thương mại và làm tất cả chúng ta nghèo đi. (bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về giá trị nền kinh tế khi mở cửa và khi áp dụng các rào cản thương mại mà trước kia tôi đã viết khá nhiều).
.
.... Rất xin lỗi những người lớn tuổi quyết định số phận những ngành sản xuất quan trọng, tôi không ủng hộ phòng vệ thương mại dù là bất cứ mục đích gì kể cả mục đích trả đũa các hành động tự vệ thương mại mà đối phương áp đặt lên hàng hóa của chúng ta. Tôi ủng hộ tự do hóa thương mại.
.
2. Mục đích của việc áp mức sàn giá.
...... Do đây là biện pháp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước gây ra nhiều phiền toái nhất cho chúng ta trong thời gian gần đây như vụ kiện cá Tra, cá Basa của Việt Nam, thép Carbon,... Mục đích chính của nó dĩ nhiên là để ngăn cản làn sóng hàng giá rẻ của nước ngoài. Họ không biết rằng nó giống như việc cầm vào một con dao hai lưỡi vậy. Thậm chí các chính phủ đã làm chính mình bị thương nặng nề hơn.
3. Một số câu chuyện vui:
........ Mỹ áp luật chống bán phá giá với cá da trơn của Việt Nam. Mỗi năm chính phủ Mỹ tốn hơn 20 triệu đô cho hoạt động bảo hộ các nông dân nuôi cá ở vùng sông Mississipi nhưng tiếc thay họ không cản được 1 con cá nào. Chính xác, không một con cá da trơn nào. Chính phủ tiếp tục phải bỏ tiền ra mua lại phần dôi ra do sàn giá đã bóp méo thương mại và cả thông tin thị trường. Một ví dụ khác, chính phủ Mỹ bảo hộ cho những người sản xuất sợi bông để may quân phục cho quân đội Mỹ từ năm 1960 đến tận bây giờ. Nhưng sự thực rằng, quân đội đã không sử dụng loại sợi này từ năm 1980, thay vào đó là sợi tổng hợp, nhẹ hơn, bền hơn và thoáng mát hơn. Thế nhưng chính phủ Mỹ vẫn tốn hàng tỷ đô la cho hoạt động mua lại lượng sản xuất dư thừa của một ngành sản xuất kém cỏi nhưng lại có ý nghĩa trong việc bỏ phiếu bầu cử. Thêm một ví dụ khá nổi tiếng khác là ở EU. Eu bảo hộ ngành nông nghiệp của mình bằng việc mua lại sản lượng dư thừa trị giá hàng tỉ Euro và giá trị này không ngừng tăng lên mỗi năm và đang làm EU phải khốn đốn. Gần đây, họ đã dám gỡ bỏ chính sách bảo hộ và tuyên bố một câu nói mà giới kinh tế học đánh giá cao: Muốn tồn tại, người nông dân phải cạnh tranh tự do trên thị trường. Nghĩa là họ phải sản xuất rẻ hơn, chất lượng cao và năng suất hơn những đối thủ nước ngoài. Đúng đắn làm sao. Nhưng cái hay trong kinh tế thì thường khó được chấp nhận trên bình diện chính trị vì bạn đang động đến túi tiền của những người dân vốn đã quen hưởng thụ trên tiền đóng thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, nông dân châu Âu đã biểu tình hàng loạt với trứng và sữa. Động đến lợi ích nó phức tạp ở chỗ đẩy những người đạo đức đến chỗ hành động không khác mấy với những kẻ mà thường ngày họ vẫn cho là vô đạo đức. Chúng ta đều thảm hại và độc ác theo một vài cách nào đó. Một kẻ giết người và một tên hacker tên nào độc ác hơn. Người ta không thấy hết sự tàn nhẫn của những tên hacker vì nó không tạo ra cảnh tượng thực tế nào cho họ nhưng thực tế thì những tên đó đã gián tiếp giết hàng triệu trẻ em vì hàng tỉ đô la bốc hơi đó có một phần dành cho công tác từ thiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Đại loại vậy.
.......
......... Nếu bạn thích đọc truyện hơn những mô hình kinh tế nhàm chán thì có thể tham khảo: EU cấm nhập khẩu lạc bằng cách gán cho chúng những chất không thể gây ung thư, Mỹ ban hành đạo luật bảo vệ loài cá heo mà theo đó, các loài cá da trơn của Việt Nam muốn nhập khẩu vào Mỹ thì phải chứng minh rằng nó không gây ảnh hưởng đến loài cá heo (Chứng minh thế quái nào được. Đây vốn là cách chính phủ Mỹ muốn ngăn cản phần lớn cá đánh bắt của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ. Nó nghe có vẻ nhảm nhí nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong phòng vệ thương mại và trả đũa thương mại. Một số hàng rào kỹ thuật cũng khá buồn cười.
Post A Comment:
0 comments: