tháng 9 2015
Trạng từ tiếng anh (phó từ) là loại từ không chỉ bổ nghĩa cho hầu hết các động từ, tính từ và trạng từ mà còn cho cả đại từ, giới từ, liên từ, cho cụm từ và cho cả nguyên một câu hay mệnh đề.
Trạng từ tiếng anh và cách sử dụng trạng từ
Trạng từ tiếng anh và cách sử dụng trạng từ

1. Vị trí của trạng từ trong tiếng anh

- Thông thường, vị trí của trạng từ được đặt trước từ, cụm từ hay câu mà nó hạn định, bổ nghĩa.

1.1 Trạng từ đặt ở đầu câu:
- Gồm các trạng từ nghi vấn, khẳng định, phủ định để mở đầu câu hỏi hoặc câu trả lời.
Thí dụ:
- When did you return?
Anh về lúc nào?
- Do you understand? - Yes, I do. -No, I don't.
Anh có hiểu không. -Vâng, tôi hiểu. -Không, tôi không hiểu.

- Trạng từ mở đầu các câu cảm thán.
- Here she come!
Kìa, cô ấy đến rồi!
- How well John speaks French!
John nói tiếng Pháp mới thạo chứ!

- Trạng từ bổ nghĩa cho toàn câu thường được đặt ở đầu câu.
Thí dụ:
- Fortunately, David quickly found another job.
May mắn thay, David đã nhanh chóng kiếm được việc khác
- Suddenly, everyone started shouting
Đột nhiên, mọi người bắt đầu la thét.

Tuy nhiên, một trạng từ bổ nghĩa cho toàn câu sẽ không đồng nghĩa với việc trạng từ đó bổ nghĩa cho một từ khác trong câu.
Thí dụ:
- Now the next thing he did was to light a cigarette.
Thế rồi việc làm tiếp theo của anh ấy là châm một điếu thuốc.
- What are you doing now?
Anh đang làm gì bây giờ?

- Có trạng từ có thể đặt ở đầu câu hay cũng có thể đặt ở các vị trí khác trong câu.
Thí dụ:
- Yesterday they went to the Festival.
- They went to the Festival yesterday.
Hôm qua họ đi lễ hội.

1.2 Trạng từ nằm ở cuối câu
Đây là vị trí thông dụng của trạng từ. Hầu hết trạng từ đều có thể đứng ở cuối câu theo cấu trúc thông dụng là:

Subject + verb + object + adverb
(Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ + trạng từ)

- Các trạng từ chỉ nơi chốn.
Thí dụ:
- They looked everywhere.
Họ tìm kiếm khắp nơi
- I'll always be there.
Tôi sẽ luôn ở đó.

- Các trạng từ chỉ thời gian
Thí dụ:
- John has been there three times.
John đã tới đó 3 lần.
- They are coming tomorrow.
Ngày mai họ sẽ đến.

- Nếu có trạng từ chỉ thời gian trong một câu thì trạng từ chỉ "thời gian nhỏ" đứng trước.
Thí dụ:
- We'll meet them at 9 o'clock tomorrow.
Chúng tôi sẽ gặp họ lúc 9 giờ ngày mai.
- Nếu có 2 trạng từ, một chỉ nơi chốn, một chỉ thời gian, thì trạng từ chỉ nơi chốn đứng trước.
- They will be there early.
Họ sẽ đến đó sớm.

1.3 Trạng từ nằm trong câu:
- Các trạng từ chỉ sự thường xuyên (adverbs of frequency) như: always, often, sometimes, seldom... thường đặt ngay sau động từ "to be" ở các thì đơn (simple tenses).
- They are always on time for meals.
Họ luôn dùng bữa đúng giờ.

Nhưng lại được đặt trước các thì đơn của những động từ khác.
- Helen often gets up at 6 o'clock.
Helen thường thức dậy lúc 6 giờ.

Với các thì gồm từ hai động từ trở lên, trạng từ chỉ sự thường xuyên được đặt sau trợ động từ (auxiliary) thứ nhất (ngoại trừ "used to" và "have to" thì trạng từ đứng trước chúng).
- She has often been told not to do that.
Cô ta thường được bảo là không nên làm thế.

- Các trạng từ chỉ mức độ như: very, too, quite, almost, nearly, just... thường bổ nghĩa cho một tính từ hay trạng từ khác. Chúng được đặt trước tính từ hay trạng từ đó.
Thí dụ:
- Michael played extremely badly.
Michael đã chơi quá tồi.
- The meeting-room was not quite full.
Phòng họ không hoàn toàn hết chỗ.

Nhưng trạng từ enough thì lại nằm sau tính từ hay trạng từ mà nó bổ nghĩa.
Thí dụ:
- This box isn't big enough.
Cái hộp này không đủ lớn.

- Các trạng từ chỉ thể cáchtrạng từ chỉ nơi chốn, thường được đặt liền sau động từ.
Thí dụ:
- They want to live outdoors in Summer.
Họ thích sống ngoài trời vào mùa hạ.
- We walk quickly.
Chúng tôi đi nhanh.

Nhưng một số trạng từ thể cách như: almost, also,nearly, hardly... thường được đặt trước động từ.
- John slipped and almost fell.
John trượt chân và suýt ngã.

- Không bao giờ đặt trạng từ xen vào giữa tha động từ (transitive verb) và bổ nghĩa trực tiếp của động từ đó.
Thí dụ:
- He speaks English well. (Đúng)
Anh ấy nói tiếng anh giỏi.
- He speak well English (sai).
- John reads his book slowly (Đúng)
John đọc sách của anh ta một cách chậm rãi.
- John reads slowly his book (Sai)

2. Cách dùng trạng từ

2.1 Trạng từ làm thuộc ngữ (attribute)
Khi nó trực tiếp bổ nghĩa cho một động từ, tính từ, trạng từ khác, cụm từ...

(1) Mr. Smith walked slowly
Ông Smith đi bộ một cách chậm rãi.
=> Trạng từ slowly bổ nghĩa cho động từ work

(2) It is very cold today.
Hôm nay trời rất lạnh
=> Trạng từ very bổ nghĩa cho tính từ cold

(3) John runs too fast
John chạy quá nhanh
=> Trạng từ too bổ nghĩa cho trạng từ fast

(4) Then let us get on with the work
Nào, chúng ta hãy tiếp tục công việc
=> Trạng từ then bổ nghĩa cho cả câu

2.2 Trạng từ làm vị ngữ (predicative)

Khi trạng từ là một bộ phận của vị ngữ trong thành phần của câu, thường là trạng từ làm bổ túc từ (complement) cho động từ đi trước.
Thí dụ:

(1) The meeting was just over
Cuộc họp vừa mới kết thúc

(2) The wild ox was caught alive
Con bò rừng bị bắt sống

2.3 Trạng từ bổ nghĩa, hạn định cho nhiều từ loại, cụm từ, mệnh đề, câu:
-Bổ nghĩa cho động từ
(1) She speaks English well
Cô ấy nói tiếng Anh giỏi

(2) He always visits his father on Sundays
Anh ấy luôn viếng thăm cha mình vào những ngày Chủ nhật.
Trạng từ well bổ nghĩa cho động từ speaks và always bổ nghĩa cho động từ visits

-Bổ nghĩa cho tính từ  (đứng trước tính từ)
(1) That was a very funny film
Đó là một phim rất vui nhộn.

(2) Helen has a really beautiful face
Helen có một khuôn mặt thật đẹp

Very bổ nghĩa cho tính từ funny, really bổ nghĩa cho beautiful.
Những trạng từ enough lại sau tính từ như trong high enough (vừa đủ cao).

-Bổ nghĩa cho trạng từ khác
Thí dụ:
(1) David runs too quickly
David chạy quá nhanh
(2) Dorothy sings very well
Dorothy hát rất hay
Trạng từ too bổ nghĩa cho trạng từ quickly, very bổ nghĩa cho well

- Bổ nghĩa cho đại từ
(1) Nearly everybody came to our party
Gần như mọi người đã đến dự tiệc của chúng ta
Trạng từ nearly bổ nghĩa cho đại từ bất định everybody.

- Bổ nghĩa cho một giới từ
(1) Tom was sitting almost outside the window.
Tom hầu như ngồi hẳn ra ngoài cửa sổ
Trạng từ almost bổ nghĩa cho giới từ outside

- Bổ nghĩa cho một liên từ
(1) He bought this house simply because it was cheap
Anh ấy mua căn nhà này chỉ vì nó rẻ.
Trạng từ simply bổ nghĩa cho liên từ because

- Bổ nghĩa cho một cụm từ (phrase)
(1) Michael lives nearly on top of the hill
Michael sống gần tận đỉnh đồi
Trạng từ nearly bổ nghĩa cho cụm giới từ on top of the hill.

- Bổ nghĩa cho một câu
(1) Unfortunately, David has lost of all his money
Không may mắn thay, David đã mất toàn bộ số tiền của anh ta
Trạng từ unfortunately bổ nghĩa cho cả câu. Trong trường hợp này trạng từ thường được đặt ở đầu câu.

IELTS là gì?

- Là viết tắt của từ International English Language Testing System
- Là kỳ thi kiểm tra trình độ sử dụng tiếng anh theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất
- Được công nhận bởi trường học, các cơ quan và tổ chức tại hơn 135 quốc gia trên thế giới như Anh, Úc, Canada, Mỹ...

Mẹo tự học tiếng anh giao tiếp tại nhà hiệu quả
Trọn bộ Cambridge IELTS 1-10 đầy đủ nhất
Trọn bộ Cambridge IELTS 1-10 đầy đủ nhất

IELTS do ai sáng lập?

IELTS được đồng sở hữu bởi:
- Hội đồng Anh (British Counsil)
- IDP tổ chức giáo dục Úc (IDP Education)
- Hội đồng khảo thí tiếng anh Đại học Cambridge (Cambridge ESOL)

Tính từ và cách sử dụng tính từ trong tiếng anh

Đối tượng nào có thể thi IELTS:

- Những bạn có ý định học tập, làm việc và định cư tại các nước sử dụng tiếng anh như là ngôn ngữ chính.
- Có mong muốn học tập và làm việc tại các trường học, cơ quan hay tổ chức (trong nước và quốc tế) yêu cầu sử dụng tiếng anh.
- Có nhu cầu kiểm tra trình độ sử dụng thành thạo tiếng anh theo chuẩn quốc tế.

Có mấy loại hình thi IELTS?

- Có 2 loại hình thi IELTS
+ Khối học thuật (Academic Module): dành cho các đối tượng muốn học tập và nghiên cứu bằng tiếng Anh ở bậc đại học và sau đại học
+ Khối thi đào tạo tổng quát (General Training Module): chủ yếu dành cho mục đích định cư hay đi làm nên nhấn mạnh vào các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong đời sống xã hội và học tập...

IELTS đánh giá toàn diện trình độ sử dụng tiếng anh ở cả 4 kỹ năng:
+ Nghe (Listening)
+ Nói (Speaking)
+ Đọc (Reading)
+ Viết (Writing)
- Cả 2 khối thi học thuật (Academic Module) và đào tạo tổng quát (General Traning Module) có chung đề thi nghe và nói.

Cấu trúc bài nghe (Listening):
- Thời gian nghe: 30 phút
- Bài thi gồm 4 phần (4 sections) với 40 câu hỏi có độ khó tăng dần.
- Thí sinh chỉ được nghe duy nhất 1 lần.
- Thí sinh có thời gian đọc trước câu hỏi và có 10 phút để viết câu trả lời cẩn thận sang phiếu trả lời (Listening Answer Sheet).

Cấu trúc bài thi nói (Speaking):
- Thời gian thi phỏng vấn trực tiếp (Oral interview) với giám khảo từ 11 đến 14 phút.
- Bài thi gồm 3 phần ( 3 sections)
- Giám khảo đánh giá thí sinh theo 4 tiêu chí: độ trôi chảy, từ vựng, ngữ pháp, và phát âm.

Cấu trúc bài thi đọc (Reading):
1. Khối thi học thuật (Academic Module):
- Thời gian làm bài thi: 60 phút
- Đề thi gồm 3 bài đọc (3 sections) với 40 câu có độ khó tăng dần
- Bài đọc thường được lấy ra từ sách, báo, tạp san,,,
- Chủ đề của bài đọc không mang tính chất chuyên môn.
2. Khối thi đào tạo tổng quát (General Training Module):
- Thời gian làm bài thi: 60 phút
- Đề thi gồm 3 bài đọc (3 sections) với 40 câu hỏi
- Bài đọc thường được lấy ra từ quảng cáo, hướng dẫn sử dụng, báo chí...
- Chủ đề của bài đọc thường liên quan đến các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

Cấu trúc bài thi viết (Writing):
1. Khối thi học thuật (Academic Module):
- Thời gian viết: 60 phút
- Đề thi gồm 2 phần (2 tasks):
+ Phần 1 (task 1): viết báo cáo tóm tắt, miêu tả hoặc giải thích số liệu, dữ liệu trên các biểu đồ (ít nhất 150 từ)
+ Phần 2 (task 2): viết tiểu luận nêu ra quan điểm cá nhân về một chủ đề hay một nhận định (ít nhất 250 từ)
2. Khối thi đào tạo tổng quát (General Training Module):
- Thời gian viết: 60 phút
- Đề thi gồm 2 phần (2 tasks):
+ Phần 1 (task 1): viết thư để hỏi thông tin hay giải thích về 1 tình huống trong cuộc sống (ít nhất 150 từ)
+ Phần 2 (task 2): viết tiểu luận thể hiện nhận định của cá nhân về một sự việc hay vấn đề (ít nhất 250 từ)

Bí quyết giúp bạn giao tiếp tiếng anh chuyên nghiệp hơn

IELTS có bao nhiêu thang điểm?

- IELTS có các thang điểm từ 1 đến 9:
9 - người dùng ngôn ngữ thành thạo (Expert User)
8 - người dùng ngôn ngữ rất tốt (Very Good User)
7 - người dùng ngôn ngữ tốt (Good User)
6 - người dùng ngôn ngữ khá (Competent User)
5 - người dùng ngôn ngữ khiêm tốn (Modest User)
4 - người dùng ngôn ngữ hạn chế (Limited User)
3 - người dùng ngôn ngữ cực kỳ hạn chế (Extremely limited user)
2 - người dùng ngôn ngữ rời rạc (Intermittent User)
7 - không phải người dùng ngôn ngữ (Non User)

- Không có điểm đỗ hay trượt trong kỳ thi IELTS.
- Thí sinh được thông báo điểm thi thành phần cho 4 kỹ năng tiếng (band scores for 4 language skills) và điểm tổng quát (overakk band score).
- Mỗi điểm thi thành phần và điểm thi tổng quát được tính theo thang điểm từ 1 đến 9 và có thể có các mức điểm lẻ (0.5)
- Điểm thi IELTS là điểm trung bình của 4 điểm thành phần, được làm tròn theo quy ước:
+ Điểm lẻ 0.25 làm tròn lên 0.5
+ Điểm lẻ 0.75 làm tròn lên 1.0
+ Điểm lẻ 0.125 làm tròn xuống 0
+ Điểm lẻ 0.625 làm tròn xuống 0.5
- Thí sinh nhận kết quả thi IELTS sau 13 ngày tính từ ngày thi viết.

Phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả bạn cần biết

Tải trọn bộ tài liệu Cambridge IELTS 1-10 tại đây

IELTS 1
24MB.rar
IELTS 2
27.572MB.rar
IELTS 3
43MB.rar
IELTS 4
81MB.rar
IELTS 5
46MB.rar
IELTS 6
30MB.rar
IELTS 7
106MB.rar
IELTS 8
108MB.rar
IELTS 9
115MB.rar
IELTS 10
145.39MB.rar

Tự học tiếng anh - Tại sao bạn không thử?

Nhiều người học tiếng anh cảm thấy do dự khi tự học tiếng anh
Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra rằng tất cả những phương pháp mà bạn cần có thể được tìm thấy tại nhà.
Sự thật là, internet không chỉ là nguồn tư liệu tốt nhất cho việc học tiếng anh của bạn mà còn là cách dễ nhất để tự học tiếng anh tại nhà bất kể thời gian nào bạn muốn.

Mẹo tự học tiếng anh giao tiếp tại nhà hiệu quả
8 cách giúp bạn có động lực tự học tiếng anh hiệu quả
Và thậm chí bạn không cần suốt ngày phải ở nhà để học tiếng anh. Một khi bạn có nguồn tư liệu tiếng anh mà bạn cần thì bạn có thể mang chúng theo cùng với bạn và học ở bất cứ đâu mà bạn muốn.

Phần tốt nhất là bạn có thể tự học tiếng anh theo cách của riêng bạn mà không phải học theo những bài hướng dẫn của các thầy cô giáo hoặc hoàn thành lớp học của bạn. Bạn có thể tự học tiếng anh theo cách thoải mái nhất, giúp bạn học tập hiệu quả nhất.

Quan trọng nhất là bạn phải ít phụ thuộc vào người khác để học tiếng anh. Khi bạn tự học tiếng anh, sẽ có nhiều động lực để chứng tỏ rằng bạn có thể tự học tiếng anh. Nếu bạn có động cơ kiên định, bạn sẽ đạt được thành công.

8 cách giúp bạn có động lực để tự học tiếng anh

Làm thế nào để có thể bắt đầu cuộc hành trình tự học tiếng anh của bạn?

Đầu tiên, bạn nên tìm ra cách học thoải mái nhất đối với bạn và những gì bạn thích để học tiếng anh.

Điều này sẽ giúp hình thành nên động lực cho việc học tiếng anh của bạn,

Dưới đây là 8 cách mà bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay:

1. Nghe nhạc và học các lời bài hát

Trên thực tế thì tất cả mọi người đều thích âm nhạc, và học tiếng qua âm nhạc có thể nói là cách học tiếng anh khá hiệu quả. Vì bộ não ta có xu hướng tiếp thu âm nhạc và hình ảnh tốt hơn so với những dòng chữ khô khan.

Vậy bài hát tiếng anh yêu thích của bạn là gì? Bạn có thích Ed Sheeran hay Maroon 5 không?
Có thể nói tui là fan cuồng của Maroon 5, tôi rất thích nghe và hát theo những bài của Maroon 5, nhất là những khúc feel của anh, nghe mà sướng cả tai.

Thực hành với những bài hát phổ biến thì tốt hơn vì bạn luôn nghe chúng hát thậm chí khi bạn láy xe, đi mua đồ hay đi các trung tâm thương mại. Bạn cũng có thể nghe chúng trên các kênh radio tiếng anh. Đối với một số thể loại nhạc, như là rock và rap thì bạn nên hạn chế nghe theo những thể laoij này vì lời của nó thường không rõ ràng do nó hát quá nhanh hoặc tốc độ quá nhanh để bạn có thể theo kịp. Nó không có ích lợi gì  đối với việc đọc và phát âm của bạn.

Đối với những bạn mới học tiếng anh, nên vào Youtube và search những video hay audio mà bạn thích. Nghe đi nghe lại nó nhiều lần cho đến khi bạn thuộc lòng bài hát đó.

Sau đó, tìm kiếm lời của bài hát đó. Ví dụ, bạn có thể xem video "Thinking Out Loud" của Ed Sheeran hoặc bài hát trước, rồi sau đó hát theo lời bài hát.

Tính từ và cách sử dụng tính từ trong tiếng anh

2. Xem những video tiếng anh về những điều bạn thích

Bạn cũng có thể xem những video khác về tiếng anh mà bạn thích cũng là cách làm bạn cảm thấy hứng thú hơn khi học tiếng anh. Đây cũng là cách rèn luyện cách hiểu và giao tiếp tiếng anh của bạn. Xem các cuộc giao tiếp và xem lại chúng sẽ giúp bạn quen thuộc với những bài đàm thoại tiếng anh.

Đừng xem những đoạn đàm thoại trang trọng, ví dụ như bạn thích công nghệ thông tin và bạn muốn biết nhiều về những kiểu mẫu đặc biệt nào đó. Tại sao bạn không xem lại chúng? Ví dụ, bạn có thể xem các video đánh giá về iPhone 6 bằng tiếng anh chẳng hạn.

Nếu bạn thích phim, bạn có thể xem các đoạn giao tiếp của các nam và nữ diễn viên mà bạn yêu thích.

Mẹo tự học tiếng anh giao tiếp tại nhà hiệu quả

3. Xem phim và các chương trình truyền hình bằng tiếng anh

Xem phim và các chương trình truyền hình cũng giúp bạn làm thế nào để nói và hiểu tiếng anh.
Bạn có thể nghe nhiều người nói về cách thức sử dụng tiếng anh của họ. Điều này sẽ giúp bạn học cách sử dụng những câu thành ngữ và cụm từ tiếng anh và có thể giúp mở rộng vốn từ vựng tiếng anh của bạn.

Nếu không hiểu những gì mà người ta nói trong video thì bạn cũng có thể bật chức năng phụ đề của Youtube để xem. Khi bạn quen dần với từ, hãy cố không sử dụng phụ đề và kiểm tra xem bạn có hiểu những gì mà người ta nói hay không.

Bí quyết giúp bạn giao tiếp tiếng anh chuyên nghiệp hơn

4. Kiểm tra ngữ pháp của bạn bằng các bài kiểm tra trên mạng

Khi bạn tự học tiếng anh, một trong những vấn đề bạn có thể bỏ lỡ các lỗi và thiếu sót mà bạn có thể tạo ra.

Mặc khác, điều này lý giải tại sao tự học tiếng anh lại tuyệt vời như vậy - vì bạn luôn gặp phải vấn đề và tự mình tìm ra câu trả lời. Đối với những bạn tự học tiếng anh, luôn có một câu hỏi là "vậy có đúng không".

Một cách dễ dàng để kiểm tra tiếng anh của bạn là hãy thử làm cái bài test ở trang này xem sao English quizzes. Những bài kiểm tra này sẽ kiểm tra trình độ ngữ pháp, thì, mức độ hiểu và tất cả về tiếng anh của bạn.

5 mẹo giúp bạn có một vốn từ vựng phong phú

5. Chat tiếng anh với những người bạn của bạn

Chat với những người bạn của bạn cũng là cách để tự học tiếng anh mà bạn không thể ngờ. Nó khác sao với việc nói chuyện với giáo viên, hay học trên lớp, hay thậm chí sử dụng tiếng anh trong công việc vì bạn được thư giãn và ngôn ngữ sử dụng thì không quá khó.

Bạn có thể chat trên Facebook Messenger, thông qua Twister tweest hay thậm chí là Sky voice calls.

Chat là cách học tiếng anh đầy ngạc nhiên vì bạn được áp dụng những gì bạn học vào trong thực tế một cách tự nhiên.

Thông qua việc chat trên bàn phím, bạn có thể kiểm tra lỗi ngữ pháp của mình trước khi bạn nhấn nút "Enter". Với tiện ích gọi bằng giọng nói bạn có thể thực hành đàm thoại tiếng anh của mình.

Ngoài ra, tụ tập bạn của bạn lại thành nhóm để nói tiếng anh sẽ giúp bạn có nhiều động lực hơn. Không những bạn có thể chứng tỏ với họ rằng tiếng anh của bạn đang được cải thiện tốt hơn, mà còn giúp bạn cảm thấy thỏa mãn rằng bạn có thể nói tiếng anh một cách tự do với những người bạn của bạn bất cứ lúc nào.

Đừng để thiếu tiếng anh cản đường thăng tiến công việc của bạn

6. Đọc sách điện tử, báo hay tạp chí tiếng anh

Đọc cũng quan trọng như là nghe khi bạn học tiếng anh. Cả đọc và nghe tiếng anh giúp tăng trí nhớ và rèn luyện cho bạn khả năng suy nghĩ bằng tiếng anh.

Những người không phải bản xứ họ luôn dịch tiếng anh trong đầu rồi sau đó mới nói ra, điều này chậm trong việc phản xạ của họ. Tuy nhiên, nếu bộ não được huấn luyện để suy nghĩ bằng tiếng anh thì nó sẽ tốt hơn để hiểu và nói tiếng anh.

"The more you read, the more exposure to English sentence structure, new vocabulary, and formal and casual speech patterns you get."

Điều này có nghĩa bạn có nhiều câu để chọn khi bạn bắt đầu giao tiếp bằng tiếng anh

Cách dùng câu điều kiện trong tiếng anh (Conditional Sentences)

7. Viết ra những gì mà bạn nghĩ bằng tiếng anh

Cuối cùng, bạn phải áp dụng những gì mà bạn đã tự học được vào thực tiễn.

Cách tốt nhất là hãy viết những gì mà bạn thích nhưng bằng tiếng anh nhé.

Điều đó không có nghĩa là bạn phải viết hay xuất bản một quyển tạp chí online mới được mà chỉ đơn giản là tự viết những gì mà bạn thích, ví dụ như những chuyến đi chơi của bạn chẳng hạn. Tự viết theo cách riêng của bạn sẽ giúp liên kết tất mọi thứ mà bạn được học về tiếng anh như ngữ pháp, từ vựng, và những tất cả những kiến thức của bạn về tiếng anh.

Sau khi viết, bạn cần có một bước gọi là check lại những lỗi cơ bản mà bạn có thể mắc phải.

Phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả bạn cần biết

8. Nói tiếng anh bất cứ nơi nào bạn đi qua

Thực hành và học tiếng anh không nên chỉ dừng lại ở nhà hay chỉ mới những người mà bạn biết mà còn với tất cả mọi người (có thể những người không biết tiếng anh họ sẽ nói mình bị khùng đấy,kkk...never mind ^-^)

Bạn có thể tham gia các CLB tiếng anh hay đến các trung tâm thương mại nơi mà mọi người thường sử dụng tiếng anh để giao tiếp mà mặc sức chém gió bằng tiếng anh nhé.

Đừng ngại, cũng đừng sợ vì ngại và sợ nói sai sẽ không bao giờ làm tiếng anh của bạn khá hơn đâu.

Bằng mọi cách có thể, cố gắng nói tiếng anh bất cứ khi nào và bất cứ nói đâu mà bạn đi qua, thậm chí là bạn có thể tự kỷ bằng tiếng anh trong nhà vệ sinh...her her her...nên làm ở nhà thôi nhé, còn nơi công cộng người ta sẽ nói mình bị "chịnh dây thần cam" đấy ^-^

Chúc các bạn học tốt tiếng anh!

Tính từ tiếng anh là gì và cách sử dụng tính từ tiếng anh như thế nào?

Tính từ có thể nói là từ loại quan trọng thứ ba trong tiếng anh sau danh từ và động từ. Tính từ là loại từ bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó. Tính từ có thể được sử dụng theo 2 cách:

- Nằm giữa một hạn định danh từ (a noun determiner) và một danh từ. Từ hạn định (determiner) - hay còn gọi là định từ - là từ được đặt trước một danh từ để cho biết danh từ đó được dùng hạn chế như thế nào. Thí dụ: My book (cuốn sách của tôi - tức hạn định ở cuốn sách của tôi thôi, không nói đến những quyển sách khác).

- Được dùng như bổ ngữ của một chủ ngữ sau một động từ liên kết (a linking verb).
Tính từ và cách sử dụng tính từ trong tiếng anh
Tính từ và cách sử dụng tính từ trong tiếng anh

Giới từ và cách sử dụng giới từ trong tiếng anh

1. Vị trí của tính từ

Hầu hết các tính từ có thể có 2 vị trí trong câu: đứng trước danh từ hoặc theo sau các động từ liên kết.

1.1 Tính từ đứng trước danh từ:
Thông thường thì tính từ hầu hết đều đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa, miêu tả. Lúc đó, tính từ đóng vai trò là thuộc ngữ (attributive - hay còn gọi là hình dung từ).
Thí dụ:
- Alina is a pretty girl.
Alina là một cô gái xinh đẹp.

1.2 Theo sau các động từ liên kết
Tính từ cũng thường theo sau các động từ liên kết (linking verb) như: be, seem, become, feel... và đóng vai trò là bổ túc từ cho chủ ngữ. Lúc đó tính từ nằm ở vị trí được gọi là vị ngữ (predicative).
Thí dụ:
- The weather is horrible.
Thời tiết thật là tệ hại.

Ngoài 2 vị trí chính trên còn một số trường hợp khác như tính từ có thể được đặt sau danh từ.
- Khi tính từ được dùng làm túc từ bổ ngữ (object complement) cho danh từ. Khi đó tính từ theo sau các bổ ngữ trực tiếp (direct object) là danh từ và cung cấp thêm thông tin nhằm mô tả hoặc làm rõ nghĩa của chúng.
Thí dụ:
- John called his younger brother stupid.
John gọi em trai mình là đồ ngu.

Trong câu này danh từ brother là bổ ngữ trực tiếp của động từ called và tính từ stupid là bổ túc từ cho brother.

- Một số tính từ có thể đứng sau danh từ tương tự như cách của các mệnh đề liên hệ. Trường hợp này phổ biến ở các tính từ tận cùng bằng "-able" và "-ible"
Thí dụ:
- You'd assist her in every way possible.
Bạn có thể giúp cô ta bằng mọi cách có thể

- Khi có 2 tính từ trở lên cùng bổ nghĩa cho một danh từ và 2 tính từ này là đồng vị của danh từ.
Thí dụ:
- At the moment a man, tall and stately, entered the classroom.
Vào lúc đó, một người đàn ông cao to và bệ vệ, bước vào lớp học

Hai tính từ tallstately mô tả từ man. trong trường hợp này, tính từ được xem như là đồng vị (appositive) của danh từ.

- Tính từ được đặt sau danh từ khi có bổ ngữ (complement) là một cụm từ (phrase) theo sau.
Thí dụ:
- Helen has a bag full of money.
Helen có một cái túi đầy tiền

Tính từ full đứng sau danh từ bag vì nó được cụm giới từ "of money" làm bổ ngữ.

- Khi tính từ bổ nghĩa cho những từ phép với some-, any-, no- như something, anybody, nothing
Thí dụ:
- There is nothing new under the sun.
Chẳng có gì mới lạ dưới ánh nắng mặt trời.
- She left without speaking to anybody else.
Cô ấy ra đi mà không nói với ai khác một lời nào.

- Sau những danh từ chỉ sự đo lường hay tuổi tác.
Thí dụ:
- A building twenty-storey high
Một tòa nhà cao 20 tầng.
- A woman fifty-five years old.
Một người phụ nữ 55 tuổi.
- This sitting-room is 20 feet long and 10 feet wide.
Phòng khách này dài 20 feet và rộng 10 feet.

- Khi tính từ là số đếm (cardinal) dùng thay cho số thứ tự (ordinal).
Thí dụ:
- Chapter ten (chương 10 thay cho "the tenth chapter", chương thứ mười).
- Article eleven (điều 11 thay cho "the eleventh article", điều thứ 11).

- Khi tính từ có mạo từ "the" đi trước và bổ ngữ cho một đặc danh.
- George the First (George đệ Nhất)
- Charles the Bald (Charles đầu hói)

Phân biệt cách sử dụng tiếng anh giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ

2. Thứ tự các tính từ

Có rất nhiều từ loại có thể đứng trước các danh từ và nếu nhiều từ khác nhau cùng xuất hiện thì thứ tự các từ được quy định như sau:
(1) (2) (3) (4)(5) (6)(7) (8)(9)
- Mạo từ
- Danh từ
- Tính từ chỉ định
Số thứ tự
Only, last, next
Số đếm
Many, other
Các tính từ
mô tả
Little,old,
new
Tính từ chỉ
màu sắc
Tính từ xếp loại, hạng Danh từ bổ ngữDanh từ hoặc danh từ kép
the first two large
white
brickhouses
those
other
old

clayflower pots
my father's


new


suit
a

fineold
Swiss
garden

(1) Là từ hạn định đầu tiên, có thể là mạo từ, danh từ sở hữu hoặc đại từ, tính từ chỉ định...
(2) Tính từ nằm xa "danh từ gốc" nhất là số thứ tự (ordinal number): first, second, third... Cả những tính từ last, next, only, same và cấp so sánh cao nhất (superlative) cũng nằm ở đây.
(3) Cột này chứa các số đếm (cardinal numbers): one, two, three,...cùng các tính từ few, several, many. Other và các tính từ so sánh cấp cao nhất có thể đứng trước hay sau số đếm (nhưng other phải đứng sau few, several và many). Các tính từ như numerous, countless, myriad... cũng có thể nằm ở cột này.
Thí dụ:
- The first two house.
Hai nhà đầu tiên.
- His two brother, hoặc His other two brother.
Hai người anh em khác của anh ta.
- The greatest two authors, hoặc: The two greatest authors.
Hai tác giả vĩ đại nhất.

(4) Sau số đếm là các tính từ mô tả. Nếu có 2 hay nhiều tính từ loại này cùng xuất hiện, ta cần dùng dấu phẩy (comma) phân cách chúng. Về thứ tự, không có quy luật rõ ràng, ngoại trừ việc người ta ưa đặt các tính từ ngắn trước , từ nhiều âm tiết sau.
Thí dụ:
- A cold, rainy, thoroughly unpleasant day.
Một ngày hết sức khó chịu, có mưa và lạnh.

(5) Kế đến là cột dành cho các tính từ little, old và new với những vị trí cố định. Nếu từ title xuất hiện cùng lúc với old hoặc new, thì little nằm ở vị trí trước.
Thí dụ:
- She's a sweet little old lady.
Bà ấy là một bà già nho nhỏ dễ mến.

Theo thứ cột (4)(5) thì tính từ miêu tả phải đặt trước little, old hoặc new.
Thí dụ:
- A beautiful little girl
Một cô bé xinh đẹp.
- That lovely old house.
Ngôi nhà cổ, đáng yêu đó,

(6) Cột này bao gồm các tính từ chỉ màu sắc.
Thí dụ:
- Those two pretty little red flowers.
Hai bông hoa đỏ, nho nhỏ và đẹp này

(7) Gồm những tính từ phân chia loại, hạng, tính từ riêng thuộc các quốc gia, dân tộc.
Thí dụ:
- Their first two red American cars.
Hai chiếc xe hơi Mỹ màu đỏ đầu tiên của họ.
- A famous Shakespeare actress.
Một nữ diễn viên kịch Shakespeare nổi tiếng.

(8) Nếu có danh từ dùng làm tính từ bổ ngữ cho "danh từ gốc", thì danh từ đó nằm ở vị trí này.

(9) Danh từ hoặc danh từ kép được các tính từ phẩm định, bổ ngữ và hạn định.

Một người đàn ông “đầu đội trời chân đạp đất” cần có hình ảnh ra sao? Chúng ta cùng xem nào:

Một người đàn ông cần có tư thế của một người đàn ông, phải gọn gàng, vui vẻ, nhất định không được õng ẹo, nhu nhược.
Một người đàn ông phải hiểu trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng phụ nữ, không ép họ làm việc họ không muốn làm, không bạo lực với họ cho dù họ làm tổn thương bạn hay từng lừa dối bạn.
Một người đàn ông phải nghĩ trước khi nói, không nói lời lại nuốt lời.
Một người đàn ông có thể không đẹp trai, nhưng phải có tác phong chững chạc, thái độ đúng mực, phải có sức hấp dẫn từ bên trong, có thể xấu bề ngoài nhưng nội tâm không được xấu.
Một người đàn ông có thể không cần tài năng xuất chúng, học cao hiểu rộng, nhưng cần có kỹ năng sở trường của mình, cho dù thế nào cũng phải nuôi sống gia đình.
Một người đàn ông cần có mục tiêu theo đuổi, đời người chính là thế, đầu đội trời chính là thế; có thể thất bại nhưng không thể cam chịu tầm thường.
Người đàn ông phải có cảm giác trách nhiệm, cho dù với sự nghiệp hay gia đình, cho dù với cha mẹ hay anh em đều phải gánh vác trách nhiệm của mình. Tự tư tự lợi không phải đàn ông tốt, thoái thác trách nhiệm không phải đàn ông!
Một người đàn ông phải quyết đoán và không tùy tiện theo cảm hứng, phải có ý chí kiên định trong xã hội phồn tạp đầy nguy cơ và cám dỗ.
Một người đàn ông cần biết dùng tiền, không nên chỉ biết tích tiền vì để giàu có, tiền để chi dùng chứ không phải để tích trữ lại…
Một người đàn ông cần siêng năng quả cảm, phải tin vào đạo lý ‘trời không phụ lòng người’ để nỗ lực làm việc.


Người đàn ông cần điềm tĩnh và ổn định. Điềm tĩnh là sự khác biệt giữa người đàn ông và một bé trai, còn ổn định giúp giảm bớt nguy nan trong những tình huống cấp bách nhất, đó cũng là thể hiện sự trưởng thành. Một người đàn ông không nên có thói quen giải thích. Làm gì xấu tốt thành bại cũng tự mình làm, giải thích không có ích gì. Có nhiều khi lặng lẽ quyết định chính là vàng.
Người đàn ông thực sự phải đầu đội trời chân đạp đất, chí tại bốn phương!
Người đàn ông cần có mục tiêu: vượt qua chính mình.
Đàn ông nên có hai cách nghĩ: khát vọng và lý tưởng
Đàn ông cần có tam khí: chí khí, nghĩa khí và dũng khí.
Đàn ông cần có bốn chân tâm: thành tâm, ái tâm, trách nhiệm và sự nghiệp.
Đàn ông cần có ngũ lực: trí lực, nghị lực, nỗ lực, thực lực và sinh lực.
Đàn ông nên là chủ về đối ngoại, nên có ý thức trách nhiệm xã hội.
Đàn ông nên là điểm tựa của gia đình, nên có nghĩa vụ dốc sức vì mọi người.
Sức mạnh bên trong của người đàn ông luôn vượt trội so với sức mạnh bên ngoài, không nên vì tướng mạo bên ngoài của mình thua kém mà lo lắng sinh tự ti.
Đàn ông cần có lòng như mây, cưỡi gió đội mưa vẫn đầy bao dung.
Đàn ông cần vững vàng như núi, dù chịu bao gian nan thất bại, nhưng chỉ cần sinh mạng vẫn còn thì mọi thứ vẫn có thể tiếp tục làm lại.
Đàn ông cần có tinh thần “làm việc như trâu”, có thể làm nhiều hãy cứ làm nhiều một chút, không thế sao gọi là đàn ông? Là đàn ông thì bớt than vãn đi!
"Sưu tầm"
Con người sinh ra có quyền hưởng tự do độc lập lời tuyên ngôn ấy vẫn mãi vang vảng trong suy tư của tôi. Chỉ có độc lập, tự do con người mới có thể hưởng hạnh phúc, niềm hạnh phúc tuyệt vời.

Như một con chim dù có bộ lông đẹp, tiếng hót tuyệt vời mà bị nhốt trong lồng thì cũng chỉ vang ra những tiếng hót ai oán.

Một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, bị kìm hãm không thể viết ra những suy tư, những hiện thực xã hội, viết những lời gào thét của nhân dân thì cũng chỉ như những gã bồi bút, nhại đi nhại lại những lời thơ, câu văn trong sự đau đớn tới tột cùng bởi sự ray rứt lương tâm trước những thờ ơ của họ tới xã hội.


Một chính trị gia, luật gia, lên chính sách, không thể độc lập trước tư tưởng bảo vệ quyền lợi của một nhóm, đảng phải thì chẳng bao giờ có thể mang tới lợi ích tốt nhất từ những quyết định, chính sách, bộ luật được ban hành. 

Một nhà Khoa học dù được đào tạo ở môi trường tiên tiến bậc nhất thế giới, nếu không có sự độc lập, tự do nghiên cứu, sáng tạo thì cũng chỉ như ở nơi đâu, mấy chục "K" giáo sư tiến sĩ mà chả có được cái bằng sáng chế nào ra hồn.

Tóm lại, con người sinh ra có quyền hưởng tự do độc lập, anh là người làm chính sách thì tạo ra các chính sách đảm bảo những quyền đó, anh là an ninh thì phải mọi cách đảm bảo thực thi quyền đó cho người dân, anh là nhà báo, thì phải ủng hộ, lên tiếng bảo vệ giám sát việc thực thi điều đó.

Quyền lợi đi liền với trách nhiệm, khi xã hội đảm bảo những quyển đó của con người, thì người dân cũng cần có trách nhiệm với những gì mình hưởng. Anh không thể phát ngôn bừa bãi, không thể lợi dụng quyền để xâm phạm lợi ích người khác, tổ chức, nhà nước. Như vậy mới tạo nên một xã hội dân chủ, công bằng và tự do.

Ngày 2/9/2015
Trả lời phỏng vấn phóng viên trang An ninh tiền tệ và truyền thông, Chánh văn phòng UBND - người phát ngôn tỉnh Vĩnh Phúc Bùi Minh Hồng đã nói: "Ai bảo khó khăn? Mày có biết là ngân sách của Vĩnh Phúc là đứng thứ bao nhiêu cả nước không?"

Trong quá trình tác nghiệp, để có thông tin đa chiều phục vụ độc giả, phóng viên có nhiều hình thức để phỏng vấn những người liên quan: Gửi văn bản, hẹn gặp trực tiếp, gửi email, gọi điện thoại...

Theo quy chế phát ngôn, mỗi cơ quan đều phải có người để cung cấp thông tin chính thức cho báo chí - hay còn gọi là người phát ngôn. Người phát ngôn phải giữ thái độ đúng mực và yêu cầu tối thiểu là phải "ăn nói có văn hóa".

Trong trường hợp này, giữ vai trò là người phát ngôn cho chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nhưng ông Bùi Minh Hồng đã không thể hiện được sự đúng mực cần thiết, thậm chí có những lời lẽ thiếu văn hóa, đưa ra những luận điểm so sánh kiểu "chợ búa", thiếu khoa học.

Mời độc giả đọc lại đoạn phỏng vấn trên trang An ninh tiền tệ và truyền thông để đánh giá xem: Ông Bùi Minh Hồng có xứng đáng với danh xưng "người phát ngôn của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc"?


PV: Được biết tỉnh Vĩnh Phúc đang chuẩn bị xây dựng trung tâm thể thao, để cung cấp thêm thông tin đến bạn đọc, xin ông cho biết cụ thể hơn về dự án?

Chánh VP: Mục đích làm gì?

PV: Hiện nay, cả nước có nhiều công trình xây xong bỏ không, ít sử dụng rất lãng phí, liệu Vĩnh Phúc xây dựng trung tâm thể thao lớn như vậy có lãng phí hay không?

Chánh VP: Mỹ Đình có lãng phí không? Thế bây giờ đến hỏi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch ấy, xem là cấp tỉnh có được làm bên ấy (Khu liên hiệp thể thao - PV) không? Bảo bộ văn hóa dừng tất các tỉnh lại.

Bây giờ tất cả các tỉnh, nếu mà trung tâm các tỉnh lãng phí là lãng phí tất cả nước. Tỉnh nào cũng phải làm, thế Tp.HCM có lãng phí không? Hà Nội có lãng phí không? Đấy sân Hàng Đẫy có lãng phí không? Sân Mỹ Đình có lãng phí không? Ai bảo thế gọi là lãng phí? Thế không muốn cho đất nước phát triển à?

PV: Thì hiện nay còn rất nhiều nơi còn khó khăn…

Chánh VP: Ai bảo khó khăn? Mày có biết là ngân sách của Vĩnh Phúc là đứng thứ bao nhiêu cả nước không?

Ông nào cũng có tư duy thế thì chết, tư duy thế thì bao giờ mới bằng được Singapore, người ta đi ô tô thì mình phải đi xe máy. Làm gì cũng có cả ban lãnh đạo, có cả bao nhiêu cái đầu, người ta quyết định việc gì có quốc kế dân sinh. Nào, xây sân bay Long Thành có lãng phí không? 19 tỷ đô la, nào có lãng phí không? Mà ngân sách cả nước thu về được bao nhiêu?

Thế bây giờ anh hỏi ngược trở lại, làm sân Mỹ Đình nó có lãng phí không? Nếu mà lãng phí thì bây giờ phải yêu cầu Bộ Văn hóa đừng ra cái tiêu chí là tỉnh phải có trung tâm văn hóa thể thao. Đây là chúng tôi làm theo chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Văn hóa, và hiện nay chúng tôi chưa có, chúng tôi đang làm công tác chuẩn bị, chả có gì cả, mà hoàn toàn Trung ương có nghị quyết.

PV: Vậy tỉnh phải xây dựng công trình này theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch?

Chánh VP: Tỉnh phải xây dựng chứ, anh hỏi em tỉnh Vĩnh Phúc là vùng gộp, bọn anh tự được vào vùng Thủ đô à? Có phải tự dưng được vào vùng Thủ đô đâu, đó là trung ương quy định vũng kinh tế trọng điểm bắc bộ các tỉnh phải phát triển, kinh tế phát triển văn hóa cũng phải phát triển, dịch vụ phải phát triển.

PV: Vậy công trình này được chính phủ phê duyệt?

Chánh VP: Quy hoạch là được chính phủ phê duyệt. Bọn anh còn làm nhiều cái việc còn lớn hơn thế. Anh khẳng định là chẳng có gì lãng phí cả, mỗi tỉnh phải có 1 trung tâm theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, về phát triển văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

PV: Vậy có phải Bộ VHTT&DL yêu cầu là mỗi tỉnh phải có một trung tâm ấy?

Chánh VP: Em xem trong quy hoạch tổng thể văn hóa của cả nước, trong đó có những cái gì, anh không có nói, anh chỉ nói là xem quy hoạch tổng thể đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của cả nước.

PV: Tại sao VP lại lựa chọn Tam Đảo để xây dựng trung tâm thể thao đó?

Chánh VP: Anh nói với em thế này, TP. Vĩnh Yên nó bé không có đất, có Tam đảo cận kề giống như là Hoài Đức, Hà Tây cũ. Trung tâm mà đảm bảo được, giải quyết được tổng thể, hỗn hợp tất cả các môn thể thao thì phải có đất, làm sao xây mở rộng sân vận động ở Hàng Đẫy được, làm sao mở rộng sân Mỹ Đình được, mở rộng trường đại học phải ra khu hòa lạc hoặc sang các tỉnh khác. Huyện Tam đảo đất đấy toàn đất đồi trồng bạch đàn, trồng cây ăn quả không liên quan đến đất lúa.Định hướng Thủ đô nó chật chội quá mở lên Vĩnh Phúc mất huyện Mê Linh, nuốt chửng cả tỉnh Hà Tây. Lên đấy thì mới có điều kiện nên là phải lựa chọn, thành phố này (Vĩnh Yên) như là thủ đô của tỉnh, Tam Đảo thì nó liền kề luôn, bước ra chỉ mấy cây số chỗ đấy hoàn toàn có điều kiện, dễ giải phóng mặt bằng, đúng quy hoạch mà chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung rồi.

PV: Đến thời điểm này thì dự án tiến triển như thế nào?

Chánh VP: Cái đấy tỉnh phải đầu tư chứ, ngân sách nhà nước đầu tư chứ trung tâm văn hóa thể thao của tỉnh, của nhà nước, làm gì có tư nhân nào, không bao giờ người ta thèm đầu tư vào cái việc đó bây giờ người ta phải tìm dự án bất động sản, bệnh viện, trường học tư, làm các khu resort, khu du lịch. Sân vận động thì chả có ai quan tâm, nhà nước phải đầu tư.
Theo Báo Năng Lượng Mới
Chú ngựa một hôm rời khu rừng ngao du đây đó, nó thấy con Trâu đang nằm nhai cỏ, Ngựa tới giao lưu:

-Anh Trâu ơi sao anh có 2 sợi lông mũi to và dài thế?

+Trâu đáp: Đó là sợi dây định hướng của chủ tôi cho tôi.

-Thế thì còn gì tự do nữa?

+ Trâu đáp: có chứ, tôi vẫn nhúc nhích được nè, vẫn nói chuyện được nè, đi cày ruộng và ăn cỏ được nè, chủ cột dây định hướng là tốt cho tôi, hướng tôi cày ruộng nuôi tôi ăn mỗi ngày. Tôi biết ơn chủ lắm.

- Thế khi anh già yếu không cày được nữa thì chủ có nuôi anh không?

+ Trâu đáp: Không, lúc đó tôi sẽ bị giết thịt để đền ơn chủ đã nuôi tôi.

- Anh sai rồi là anh nuôi chủ chứ không phải chủ nuôi anh đâu Trâu à, để tôi cắn dây giải thoát anh nhé?

+ Trâu: Tránh ra đồ con Ngựa ngu dốt kia, mày không thấy tao được ăn no cỏ sao, mùa khô không cỏ tao vẫn được cho ăm rơm khô, tao là con Trâu hạnh phúc!

- Sao thân anh nhiều vết thương và sẹo thế này? thú dữ tấn công anh sao?

+ Trâu: mày điên à, đó là dấu tích roi vọt chủ ban cho tao, vì muốn tao tốt, cày nhanh hơn lâu hơn, nếu không vậy sao tao đạt thành tích Trâu khỏe Trâu siêng.

- Anh thật đáng thương Trâu à, hãy bỏ sợi dây định hướng và đi theo tôi vào rừng xanh, ở đó có cỏ non bạt ngàn, nước suối mát lạnh, anh phải tự đi kiếm ăn nhưng không phải cày ruộng 

- Trâu: Mày xúi tao phản chủ tao, chủ tao dạy rằng trong rừng chỉ bọn Ngựa ăn cỏ, chúng bắt Trâu đi tìm cỏ cho chúng. Đó là nơi kinh tởm. Cút đi con Ngựa rừng bóc lột kia. 

(Nếu được xin chia sẻ bài viết. Tôi viết bài này không phải vì like mà vì muốn cắn đứt sợi dây cứu Trâu đáng thương. Cảm ơn!)
Nếu tiếp tục tư duy mỳ ăn liền, nuôi tăng trọng, cấy ba vụ, số lượng hơn chất lượng, xuất khẩu nguyên liệu thô, tham thị trường dễ tính, thì tương lai của nền nông nghiệp sẽ như chính những sản phẩm đó.

Thấy Việt Nam sản xuất lúa gạo với số lượng đứng thứ 02 thế giới, có người đã vỗ ngực, đất nước đã cất cánh và bay cao lắm rồi. Nhưng nhìn vào chất lượng nông sản thì có lẽ chỉ như cánh cò đang bay là là trên mặt ruộng.

Thực phẩm… rỗng

Mấy tuần trước, người viết gặp anh Nguyễn Đức Lưu, Công ty thuốc Thú y Hanvet, nghe anh say sưa kể về cách thức marketing nhất là lần dự hội thảo về thực phẩm chức năng, nghe một ông thao thao cả tiếng mà không chán. Anh bảo, có khi bỏ nghề thuốc thú y để chuyển sang chế biến thực phẩm chức năng, hái ra tiền.

Tay marketing cho rằng trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật, rất nhiều thực phẩm cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày đã trở nên trống rỗng. Gà, vịt, lợn, bò nuôi bằng thuốc tăng trọng. Lợn nuôi 03 tháng đã lên hàng tạ, gà đẻ 03 quả trứng/ một ngày. Trong khi đó, ngày xưa nuôi một con lợn từ 4-5 kg mất cả năm mới được 50-60 kg. Gà vịt cho ăn thật tốt vào ngày mùa may lắm đẻ ngày một quả, còn thường phải cách nhật.

Ăn thử hai loại thịt lợn, một loại nuôi 03 tháng được hàng tạ, một loại cả năm mới được nửa chừng ấy, người thưởng thức sẽ hiểu thế nào là “ngắn ngày và dài ngày”. Sự nhạt nhẽo của thịt và trứng gà công nghiệp không thể so với gà vườn, gà đồi, trứng đẻ trong cái ổ rơm ở quê và nghe tiếng cục tác vang cả xóm làng mỗi lần nàng mái mang nặng đẻ đau.

Rau ăn cũng thế, su hào, bắp cải, bí đao, đậu xanh, mồng tơi chỉ cần thêm chút thuốc kích thích sinh trưởng, sẽ lớn vù vù, trông thì rõ ngon, nhưng ăn vào chẳng rõ sẽ sao.

Thấy hiện lên một sự thật, thực phẩm ngày nay đã bị kém chất lượng rất nhiều. Trong khoa học gọi là thực phẩm rỗng. Dân kinh doanh đồ ăn phải dùng cái mác nuôi trồng tự nhiên - organic. Bên Mỹ cũng thế, phàm là organic, giá bao giờ cũng cao gấp rưỡi, gấp đôi.

Dân bán thực phẩm chức năng mới có đất sống và quảng cáo chỉ vài viên mỗi ngày sẽ bù đắp vào phần thiếu hụt cho thực phẩm rỗng.

Từ câu chuyện gạo Việt Nam

Còn nhớ ngày trước, đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn của cả nước, mỗi năm gieo trồng hai vụ lúa nước, hạt lúa đủ 150 ngày chắt chiu nên cho ra hạt gạo chắc mẩy, đậm đà. Nồi cơm thơm lừng chỉ cần chan nước mắm cũng đủ ngon, chất lượng gạo không thua kém bất kỳ gạo ở đâu

Từ khi khuyến nông, đưa vụ ba (thu đông) vào gieo trồng với những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao “chị hai năm tấn” chất lượng hạt gạo kém hẳn. Hạt lúa không đủ thời gian sinh trưởng, đất đai bạc màu vì không có thời gian nghỉ, không tận dụng được nguồn phù sa phì nhiêu từ sông Mekong trong những tháng lũ về, phải bón phân nhiều hơn và đồng thời sử dụng thuốc trừ sâu, trừ dịch bệnh nhiều hơn.

Nhìn sang những mặt hàng nông sản khác, nhà nước vẫn luôn định hướng người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì nhưng đầu ra lại bế tắc cộng với việc chỉ chú trọng sản lượng mà không chú trọng vào chất lượng nên không xuất được sang các nước có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng.

Nông sản Việt Nam trông chờ vào hàng xóm nên mỗi khi “anh ấy” phủi tay thì bà con nông dân lại lao đao, từ hành khô, dưa hấu cho đến hoa quả các loại ế sưng trên biên giới.

Bên cạnh đó, thói làm ăn gian dối, hám lợi của nhiều người càng làm cho thực phẩm ngày càng độc hại. Tẩm ướp hóa chất, phun xịt thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng…, mọi thứ cho vào miệng.

Trách họ nhưng cũng cần nhìn lại, các mặt hàng xăng, điện tăng kéo theo chi phí sản xuất tăng nhưng đời sống không tăng theo một cách tương ứng. Người lao động thu nhập ngày càng ít đi trong khi phải chi phí nhiều, bắt buộc họ phải chọn các loại thực phẩm rẻ tiền cho bữa cơm gia đình dù biết không chất lượng và thậm chí độc hại.

Người sản xuất cũng chỉ cố sản xuất cho nhanh, rẻ để bán với giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu ham “ngon, bổ, rẻ” của người tiêu dùng, dù biết không thể có cái tam giác cân “ngon, bổ, rẻ”.

Cái vòng lẩn quẩn không có lối thoát ngày càng siết chặt người nông dân, người kinh doanh, người lao động, người tiêu dùng dẫn đến các giá trị khác về đạo đức, lương tâm và niềm tin, nhân bản bị xói mòn. Càng ngày con người càng nghĩ ra nhiều cách để lừa nhau, để tạo ra các loại thực phẩm rỗng.

Theo quy luật cung cầu, khi cầu lớn hơn cung thì hàng hóa mới bán chạy. Song song đó là chất lượng sản phẩm có uy tín thì giá thành mới cao. Trong bối cảnh Ấn Độ, Pakistan gia nhập thị trường xuất khẩu gạo, Campuchia đang lên và sắp vượt mặt Việt Nam, Trung Quốc không có nhu cầu nhập gạo giá rẻ từ Việt Nam, hàng nông sản bị tồn ứ trầm trọng tại cửa khẩu Lào Cai năm nào cũng vậy.

Giải pháp nào cho nông nghiệp sau 30 năm đổi mới

Từ khi đổi mới 1985, từ một quốc gia nhập bo bo ăn thay gạo, nay Việt Nam sản xuất gạo đứng thứ 04 trên thế giới (43,7 triệu tấn – năm 2014), sau Trung Quốc, Ấn độ và Indonesia và trên Thái Lan (37,8 triệu tấn).

Thái Lan đứng đầu thế giới, đạt 8,5 triệu tấn, Việt Nam đứng thứ 2 với 6,5 triệu tấn. Nhưng số đô la xuất khẩu gạo thu được của Thái Lan là 4,42 tỷ so với Việt Nam chỉ đạt 1,5 tỷ, chỉ bằng 1/3 số tiền của Thái. Đằng sau con số ngoại tệ của Thái Lan là chất lượng gạo  hơn hẳn gạo Việt Nam chỉ bán giá rẻ.

Đã đến lúc các nhà hoạch định kinh tế, các nhà khoa học cần vào cuộc vạch ra chiến lược phát triển cụ thể cho ngành nông nghiệp Việt. Cần phải thay đổi tư duy “tham sản lượng”, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về chất lượng và các chỉ số an toàn thực phẩm, tạo uy tín cho nông sản, đi vào tinh chế các sản phẩm ít về số lượng nhưng chất lượng cao, nhằm vào thị trường khó tính nhất là TPP sắp tới, khi thuyết phục được khách hàng thì đó là kế làm ăn lâu dài.

Theo Viện lúa gạo thế giới (IRRI), hiện có khoảng 02 tỷ người đang bị cái đói giấu mặt đe dọa. Họ có thể được ăn đầy bụng nhưng lại thiếu vitamins và chất khoáng (minerals) giúp cho cơ thể khỏe mạnh.  

Người nghèo không đủ tiền để mua thực phẩm chất lượng cao có đủ chất khoáng (thịt, đường, sữa). Người châu Á chuyên tiêu thụ gạo hàng ngày, trẻ em, phụ nữ thường thiếu các chất như sắt, kẽm, vitamin A, mà hai lớp người này đóng vai trò chủ đạo cho phát triển nhân loại. Để tìm giải pháp dinh dưỡng cho hai tỷ người, viện IRRI đang kêu gọi sản xuất ra loại gạo đủ chất khoáng cần thiết cho sức khỏe. Tương lai lúa gạo lại thuộc về ai nắm giữ chìa khóa này. Là nước thứ 02 xuất khẩu gạo, Việt Nam đã bao giờ nghĩ đến chiến lược toàn cầu này chưa? Và có nghĩ đến việc sản xuất các mặt hàng nông sản khác một cách khoa học hơn là dựa vào kinh nghiệm của nền văn minh lúa nước?

Nếu tiếp tục tư duy mỳ ăn liền, nuôi tăng trọng, cấy ba vụ, số lượng hơn chất lượng, xuất khẩu nguyên liệu thô, tham thị trường dễ tính, thì tương lai của nền nông nghiệp sẽ như chính những sản phẩm đó.

Hiệu Minh