tháng 10 2015
                          Cẩm Nang Kinh Doanh Harvard
             Quyền Lực Tầm Ảnh Hưởng Và Sức Thuyết Phục



         Đây là một cuốn sách về kỹ năng công sở rất hay. 
         Cuốn sách có đoạn: " Quyền lực, ảnh hưởng và thuyết phục luôn tồn tại trong xã hội. Một trong những dẫn chứng sinh động là trường hợp vua Louis XIV của nước Pháp - một vị vua vào thế kỷ 17 đã vận dụng quyền lực của mình một cách tuyệt vời. Vua Louis xem quyền lực của mình là tuyệt đối , nhưng ngài cũng sẵn lòng đón nhận sự ảnh hưởng của các cận thần,. Ngài trông cậy nhiều vào Jean Baptiste Colbert về cố vấn tài chính, và trông mong ở Marquis de Louvois về chiến lược quân sự. Dù vua Louis đã tuyên bố rõ ràng rằng ngàu sẽ không chia sẻ quyền hạn của mình cho cận thần nào hết nhưng ngài không thể trị ì mà không có họ. Ngài cũng không thể giấu họ điểm yếu của bản thân: đó là thói thích được tâng bốc không thể nào bỏ được. Điểm yếu này tọ điều kiện cho các bậc quần thần gây ảnh hưởng và sức thuyết phục. Ví dụ, Louvois đã lợi dụng tính thích xu nịnh của nhà vua để xui ngài tham gia những cuộc chiến tranh mà lẽ ra ngài không nên tham gia. Theo một người cùng thời với louis là công tước Saint Simon thì Louvois "đã thuyết phục đức vua rằng ngài  có thiên tài quân sự hơn bất cứ vị đại tướng nào của ngài:. Như vậy, thậm chí một người nắm quyền lực tuyệt đối cũng dễ chịu ảnh hưởng và sức thuyết phục bởi người khác, như bạn sẽ thấy trong cuốn sách này.
.
.
           Quyền lực là khả năng phân bổ nguồn lực, ra quyết định và bắt buộc tuân thủ quyết định. Đối với nhà quản lý, hiểu được cách nắm giữ quyền lực và sử dụng nó một cách thông minh là một kỹ năng thiết yếu dù hiếm khi được thừa nhận. John Kotter- giáo sư quản trị của Trường Kinh doanh Harvard - đã đặt vấn đề: "Hầu hết các công việc quản lý đều đòi hỏi một người có kỹ năng giành được và sử dụng quyền lực... Tôi nghi ngờ là nhiều nhà quản lý - đặc biệt là những người trẻ tuổi, học vấn cao - đã vận dụng quyền lực thấp hơn khả năng của họ vì họ không hiểu động cơ của quyền lực và vì họ đã không nuôi dưỡng cũng như phát triển bản năng cần thiết để giành được và sử dụng quyền lực hiệu quả".
           Ảnh hưởng là một khái niệm mở rộng của quyền lực. Đó là kỹ năng mà qua đó con người sử dụng quyền lực để thay đổi hành vi hay thái độ của người khác.
           Thuyết phục có mối liên quan chặt chẽ với ảnh hưởng nhưng cũng rất khác biệt. Thuyết phục không phải là sự ép buộc. Thay vào đó nó là một quy trình để một người thay đổi hay củng cố thái độ, quan điểm hoặc hành vi của người khác. Bất kỳ ai thành thạo trong nghệ thuật thuyết phục đều có lợi thế bán được ý tưởng hay sản phẩm của mình hoặc chỉ đơn giản là làm cho điều gì đó xảy ra. Thuyết phục là một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống, hữu ích cả ở gia đình lẫn nơi làm việc. 
            Cuốn sách "Quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục" này sẽ giúp bạn hiểu được ba khái niệm quan trọng trên và đưa ra những lời khuyên thiết thực để bạn có thể áp dụng chúng trong công việc cũng như trong cuộc sống của mình.
    
Link download: Tại đây

Mình sẽ up thêm link dropbox vào ngày mai. Double click vào file pdf để mở nó, phía trên sẽ xuất hiện biểu tượng tải xuống. Đã nhờ 5 bạn check link nên hãy yên tâm là link không die. Chỉ là các bạn không quen dùng cách tải của driver thôi.
                             Chế Tạo Tại Nhật Bản
                                            -Morita- Đồng sáng lập hãng SONY

Nhắc đến hàng hóa Nhật Bản hay những sản phẩm mang thương hiệu "made in Japan", trong tâm thức người tiêu dùng trên thế giới đều ghi nhận chất lượng rất cao của chúng. Đóng góp cho việc mang lại tên tuổi, chất lượng và thương hiệu Nhật Bản đó, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Akio Morita và tập đoàn Sony.
Là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện tử, Sony được thành lập năm 1946 chỉ với 20 kỹ sư tập trung trong một khu nhà bị tàn phá bởi chiến tranh, cho đến nay, Sony đã có tới gần 160.000 nhân viên và doanh số đạt 60 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2005) với số sản phẩm đa dạng.
Cuộc đời của Morita được tóm tắt trong hơn 300 trang sách với những tư tưởng vô cùng thú vị của "gã khổng lồ" trong lĩnh vực công nghệ này. Chúng ta hãy làm phép so sánh về tư tưởng marketing của Morita và Steve Jobs của Apple để thấy được điểm chung rất thú vị giữa hai con người tài hoa này. Morita nói rằng đôi khi người tiêu dùng cần được hướng dẫn để biết được chính bản thân họ muốn gì. "Chúng tôi không tuân theo thị trường, chúng tôi tạo ra thị trường". Về sau này chúng ta có thể thấy tư tưởng này được Kotler - cha đẻ của marketing hiện đại diễn giải rất tuyệt vời qua việc định hình lại cấu trúc của thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh bị phân khúc mãnh liệt và lợi nhuận ở mức manh mún. Morita muốn đem chất lượng âm thanh cao cho một sản phẩm radio nhỏ gọn và sự ra đời của Walkman đã biến một công ty công nghệ nhỏ bé trở thành một trong những ông trùm công nghệ toàn cầu. Về sau này, tư tưởng của ông được Steve Jobs đem lên  sản phẩm công nghệ đình đám ipod và cũng đã đem lại danh tiếng cho hãng Apple kể từ đó. Có rất nhiều  điều trong tư tưởng của con người tài hoa này đáng để chúng ta học tập.
Thật tiếc là những nhà lãnh đạo thế hệ sau của Sony không có được tư tưởng như Morita.


Link download: GG driver
                           Dropbox

File tương đối lớn: khoảng 65MB. Mình cũng không biết tại sao bản scan này nặng vậy

Your students will be more successful if you match your teaching style to their learning styles. This section will cover the following points:
learning and teaching style for teaching children
Learning and Teaching Style for teaching children

  • What is a learning style?
  • Where do learning styles come from?
  • Why should teachers know about learning styles?
  • What types of learning styles are there?
  • What teaching methods and activities suit different learning styles?

What is a learning style?


  • A learning style is more or less the way in which a person consistently perceives, conceptualizes, organizes and recalls information.

Where do learning styles come from?

  • Your students' learning styles will be influenced by their genetic make­-up, their previous learning experiences, their culture and the society they live in.



Why should teachers know about learning styles?

  • Students learn better and more quickly if the teaching methods used match their preferred learning styles. As learning improves, so does self-esteem. This has a further positive effect on learning. Students who have become bored with learning may become interested once again. The student-teacher relationship can improve because the student is more successful and is more interested in learning.

What types of learning styles are there?

  • There are many ways of looking at learning styles. Here are some of the classification systems, that researchers have developed.

 There are four main types of learning styles:
  • Students may prefer a visual (seeing), auditory (hearing and speaking), kinesthetic (moving) or tactile (touching) way of learning.



Those who prefer a visual learning style...
  • look at the teacher’s face intently
  • like looking at wall displays, reading books, etc.
  • often recognize words by sight
  • use lists to organize their thoughts
  • recall information by remembering how it was set out on a page
Those who prefer an auditory learning style...
  • like the teacher to provide verbal instructions
  • like dialogues, discussions and play
  • solve problems by talking about  them
  • use rhythm and sound as memory aids 
Those who prefer a kinesthetic learning style...
  • learn best when they are involved or active
  • find it difficult  to sit still for long periods
  • use movement as a memory aid
Those who prefer a tactile way of learning...
  • use writing and drawing as memory aids
  • learn well in hands-on activities like projects and demonstrations

Xem full bài giảng và download


DOWNLOAD HERE
771KB.rar

Thù ko cần trả, nhưng ơn thì nhất định phải trả.

" Lý Gia Thành nói:

Điều khó nhất là gì?
Vay tiền!!

Người có thể cho bạn vay tiền, nhất định là quý nhân của bạn.

Không những cho bạn vay tiền, mà còn không cần đặt ra điều kiện gì cho bạn

Chắc chắn là quý nhân trong các quý nhân.

Ngày nay, những người như vậy không còn nhiều. Nếu gặp được, nhất định phải một đời trân trọng.

Người cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn, không phải là người ta lắm tiền, mà là muốn giúp bạn một tay.

Thứ người ta cho bạn vay không phải là tiền, mà là lòng tin, sự tín nhiệm, sự khích lệ, là tin tưởng vào năng lực của bạn, là đánh cược vào bạn-của-ngày-mai.

Mong bạn bè tôi dù thế nào cũng đừng dẫm đạp lên hai chữ "thành tín". Thất tín chính là phá sản lớn nhất của đời người! Hãy trân trọng!

Người bạn trung thực chính là tài phúc của kiếp này!

Đồng thời, xin bạn hãy nhớ

Người hay chủ động thanh toán tiền, không phải do ngu ngốc lắm tiền, mà là người ta coi bạn bè quan trọng hơn tiền bạc.

Người mà khi cùng làm việc nhóm biết bỏ qua lợi ích cá nhân, không phải do đần độn, mà là do hiểu được thế nào là chia sẻ.

Người mà khi làm việc tự nguyện chủ động làm nhiều, không phải do ngu ngốc, mà do biết được trách nhiệm.

Người sau khi cãi nhau tự xin lỗi trước, không phải do người ta sai, mà do hiểu được thứ gì mới đáng để trân trọng.

Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà do thực sự coi bạn là bạn bè.

Người khác giúp bạn là Tình Cảm, không giúp bạn là Bổn Phận, không có thứ gì là đương nhiên phải thế.

Có bao nhiêu người xem nhẹ đạo lý đơn giản này, thì có bấy nhiêu người cảm thấy đây là điều đương nhiên phải thế.

Càng có những kẻ tự cho mình thông minh, đến mức diện mạo cũng hiện lên sự xảo trá;

Loại người này, sớm muộn cũng biến mất khỏi cái nhìn của người khác.

Người chân thành, đi là đi vào lòng người.

Người giả dối, đi là đi khuất mắt luôn.

Nếu người ta gặp nhau trong kiếp này gọi là duyên phận, vậy thì người với người sống chung được với nhau, đều dựa vào chân thành và tín nghĩa

Trở thành loại người như thế nào, đều do sự sâu sắc trong suy nghĩ của mỗi người."

Sưu Tầm

Tôi mong giới tinh hoa có thể nghĩ nhiều hơn về nông dân Việt Nam khi viết những đề án triệu đô, ngàn tỷ. Hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng nhất của hội nhập.

Trở tay có kịp?
Hoàng Hường:Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng phát biểu hội nhập sẽ "tạo thêm động lực cải cách thể chế, giúp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch và thúc đẩy đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam". Để đạt được mục tiêu như Thủ tướng nói, cần những chuẩn bị gì về mặt nhân lực?
Giờ này mà nói là “chuẩn bị” thì  không còn sớm nữa, mà phải gọi là “trở tay” cho kịp. Hội nhập đã vào nhà mất rồi, chúng ta khoá được vài cánh cửa thuế quan, nhưng có những giao dịch dịch vụ, giao dịch sở hữu trí tuệ, chất xám thì đã vượt hàng rào thuế quan từ lâu.
Bà Đỗ Thùy Dương:
Có hai cách để chuẩn bị về nhân lực:
Thứ nhất: nội lực. Chúng ta cần chiến lược phát triển tổng thể  Quốc gia trong giai đoạn tới. Theo đấy, sẽ xác định đâu là những ngành trọng điểm mà chúng ta không thể không đầu tư quyết liệt. Ví dụ như nông nghiệp và du lịch. Những ngành nào ta có thể kết hợp để tận dụng lợi thế của các quốc gia cùng hợp tác như giáo dục, đào tạo, y tế, dịch vụ...
Những lĩnh vực nào có thể bứt phát vượt trội và trở thành lĩnh vực được nhắc đến như là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối ví dụ như CNTT, chế biến xuất khẩu các sản phẩm tinh từ nguồn nguyên liệu có sẵn…
Sau đó theo từng cấp độ ưu tiên, chúng ta có thể đưa ra chiến lược đầu tư vào đào tạo, phát triển. Giáo dục và công nghệ sẽ kết hợp chặt chẽ với nhau để có thể cho ra đời những “nhân sự đạt chất lượng cao nhất” đáp ứng “khung năng lực” của những nghề trọng điểm. Nếu chúng ta vẫn theo đuổi “công nghiệp hoá hiện đại hoá trên diện rộng” như hiện nay thì khó có thể thành tựu được.
Thứ hai, sử dụng đòn bẩy ngoại lực khi thu hút và phân bố đầu tư nước ngoài. Chúng ta mở cánh cửa đầu tư thì đều thấy rằng, doanh nghiệp nước ngoài không nên tập trung vào Hà Nội và TP HCM như trước đây, mà nên được khuyến khích học đầu tư theo chiều dài đất nước.
Theo đó, lực lượng lao động trình độ cao có thể cống hiến cho quê hương, và dần lan toả, tạo những cộng đồng mới, thay đổi lối sống, tập quán theo kiểu cũ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, họ sẽ hỗ trợ được những người yếu thế như lao động phổ thông, nông dân.
Việc thúc đẩy xây dựng các trung tâm kinh tế, thương mại văn phòng tại các thành phố vệ tinh xung quanh các thành phố lớn tôi cũng thấy đón đầu được xu hướng này. Giờ điều cần làm là các thành phố đó được chủ động và tư vấn đúng cách để thu hút nhân sự giỏi, là con dân của quê hương mình và các khu vực lân cận về đóng góp.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài cần tính tác động lâu dài. Còn nếu chỉ nhìn vào tổng mức đầu tư để vui mừng, thì tôi sợ rằng chúng ta lại sẽ quay trở lại cái thời "nhịn miệng đãi khách”  theo cách “bọn trẻ nhà em ăn cơm hết rồi, có con gà thì mời bác khách hết cả".
Như vậy, cái cần nhìn là một chiến lược tổng thể cấp quốc gia. Chúng ta hội nhập rất nhiều, nhưng từng người nông dân, công nhân, tri thức, nhà báo, luật sư... thấy vai trò của mình trong câu chuyện hội nhập ra sao?  Giống như mỗi khi nhà có khách, ai cũng biết mình sẽ làm gì để tiếp khách cho tốt. Khách này lại là bạn làm ăn, nên cũng phải tìm hiểu cho kỹ và phối hợp cho nhịp nhàng.
Đợi chuẩn bị kỹ sẽ chẳng bao giờ hội nhập được
Hoàng Hường: Nhiều doanh nghiệp và quản lý nhân sự lo lắng hàng hóa nội địa có thể ế ẩm, lao động trong nước gia tăng thất nghiệp do kỹ năng công nghiệp thua kém lao động nước ngoài. Lo ngại này có cơ sở không, trước mắt nên có những giải pháp gì, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thùy Minh: Việc cấp thiết và quan trọng hơn là chúng ta phải làm gì để những lo lắng đó không xảy ra: cần những nỗ lực nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp của Việt Nam; trang bị và đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người lao động của ta để họ sẵn sàng, thậm chí là trở thành nguồn lao động “giá cao” trên “sân chơi” này.
Bà Đỗ Thùy Dương: Chúng ta lo như thế nhiều năm nay rồi. Từ hồi tôi còn là sinh viên đại học Ngoại thương, học về WTO cũng y chang những nỗi lo như thế; rồi còn tìm đủ mọi cách để bảo hộ bao bọc cho các doanh nghiệp trong nước, mà lại bảo hộ nhầm. Ví dụ hồi đó không bảo hộ phát triển nông nghiệp mạnh hẳn lên, mà lại bảo hộ sản xuất ô tô. Thế nên đến giờ nông nghiệp và người nông dân vẫn chưa được chuẩn bị cho hội nhập gì thì lại chuẩn bị có sóng lớn
Như vậy, cứ đợi chuẩn bị kỹ thì rất có thể chúng ta chẳng bao giờ hội nhập được cả. Bài học đó, sự chuẩn bị đó có lẽ đã đến lúc không còn là đóng cửa dạy nhau nữa, mà phải mở cửa ra để chính thị trường và nền kinh tế cạnh tranh thúc đẩy hoàn thiện các doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu mới
Tôi nghĩ nhiều hơn đến các vấn đề xã hội và thất nghiệp sau hội nhập. Người nông dân có thể không còn đất nền nông nghiệp, cần thay đổi cách đầu tư dựa vào sức người và nền nông nghiệp tự nhiên nữa.
Và để làm như vậy, cần có sự chú tâm nhiều hơn của các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội giúp những người dân không dùng Internet, không đi làm, không có điều kiện được học hỏi và học tập, được biết về những sự chuẩn bị cần thiết với họ khi hội nhập. Chẳng mấy nữa đâu, họ sẽ phải đối diện với rất nhiều những câu hỏi mà không ai giúp. Những câu trả lời nóng vội dựa trên lợi ích ngắn hạn sẽ làm phát sinh rất nhiều các vấn đề xã hội, sau này khó có thể giải quyết được.


Hoàng Hường:Cuối cùng, điều ông/bà mong đợi/lo ngại nhất trong vấn đề hội nhập là gì?
Ông Trần Việt Thái: Từ góc độ cá nhân, tôi kỳ vọng hội nhập sẽ mở ra một tương lai tốt hơn cho thế hệ sau. Tôi mong con tôi sẽ được hưởng nền giáo dục tốt hơn, sống trong một xã hội văn minh hơn.  
Bà Đỗ Thùy Dương: Tôi lo cho những người nông dân. Ở một đất nước có 70% dân số làm nông nghiệp, thì không có nỗi lo nào lớn hơn. Tôi đang ăn cơm gạo họ trồng, rau trên vườn nhà họ. Dẫu có nhiều sự lựa chọn khác, công nghiệp hơn, có thể an toàn hơn, nhưng tôi không sống một mình như thế. Còn phải làm gì để người nông dân sẵn sàng cho hội nhập, cần nghiên cứu sâu hơn.
Tôi mong đợi sức ép từ hội nhập sẽ khiến giới doanh nhân tri thức, những tinh hoa của đất nước có đủ động lực, và sự bền bỉ để vượt qua thử thách này, để bộc lộ sức mạnh tiềm ẩn mà họ đang có. Tôi tin rằng, chúng ta hoàn toàn có khả năng làm giàu một cách minh bạch hoặc ít nhất là sống sung túc.
Cuối cùng, tôi mong rằng, giới tinh hoa này có thể nghĩ nhiều hơn về nông dân Việt Nam khi viết những đề án triệu đô, ngàn tỷ của mình. Để chúng ta phát triển mà vẫn tạo điều kiện cho những người nông dân có thể học hỏi và trở thành một phần trong sự phát triển đó? Biết là lợi nhuận và tốc độ của những dự án nhân văn như vậy sẽ thấp hơn việc chúng ta làm theo cách cũ, nhưng có lẽ, hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng nhất của hội nhập.
Bà Nguyễn Thị Thùy Minh: AEC không phải là mục tiêu hội nhập duy nhất ở Việt nam nhưng tôi có nhiều mong đợi đối với vấn đề hội nhập này. Khi chúng ta đứng trên một sân chơi chung thì cạnh tranh và tự khẳng định mình là một động lực để chúng ta phát triển bền vững. Tôi tin tưởng Chính phủ Việt nam cùng với các nước trong cộng đồng ASEAN có những chính sách và lộ trình cụ thể cho từng mục tiêu, vì vậy tôi đang chờ đợi sự chuyển mình tốt đẹp mà hội nhập mang lại.
Hoàng Hường(Thực hiện)
Thì đây cơ quan tôi, bố chưa về hưu, con vừa ra trường đã được “nhắm” chỗ, đàng hoàng theo diện thu hút nhân tài.

Như cách nói của các bác trên tivi, chỗ tôi “xa trung tâm, xa cực tăng trưởng, xa vùng kinh tế trọng điểm” nên cái gọi là kinh tế nhiều thành phần không thấm tháp gì, tất tần tật nhờ vào “anh” kinh tế chủ đạo.

Cán bộ ăn rồi chủ yếu lo lương giáo viên đã bở hơi tai, còn người dân lo đủ thứ, nhưng lo nhất lâu nay vẫn là chuyện con cháu… vào biên chế! Có biên chế là có tất, gần thì hưởng lương tháng, chưa kể thu nhập khác, xa thì có lương hưu, khỏi lo lắng gì.

Hàng xóm nhà tôi, con gái đến “tuổi cập kê”, gặp anh chàng chả nghề ngỗng gì suốt ngày đàn hát thì buồn khổ ra mặt. “Con ơi, sau này về già nó chẳng có lương hưu y như bố mẹ mày đây à? Thế thì khổ suốt đời, con ạ, bố mẹ mày khổ thế này chưa đủ hay sao mà mày còn nhắm mắt lao vào…”

Chả thế mà cơ quan tôi lâu nay có quy định: hễ bố mẹ về nghỉ (nghỉ hưu, rất khuyến khích nghỉ sớm) ngay lập tức cho con vào thế chỗ, số biên chế trên giao không bị “phình”, tình nghĩa đồng nghiệp sau trước đảm bảo, vô cùng đúng với câu cha ông vẫn nói “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Cháu tôi, thuộc diện “con nhà nghèo học giỏi”, cha đi cày, mẹ đi cấy nên xác định ngay từ khi vào đại học: muốn có công ăn, việc làm, vào biên chế sớm khi không thể “vật” nổi với nhiều người khác, thì chỉ có cách nhận công tác miền núi, vùng sâu vùng xa. Ở đó, biên chế có nhưng thiếu người. Cứ lên, mọi chuyện tính toán, lo lót sau, mình còn trẻ, đời còn bao la.

Và cứ thế, muôn vàn cách để có “biên chế”. Chỉ đáng nói ở chỗ, có người “củng cố” được cả bố lẫn con, người thì… mất trắng!***

Sếp tôi lúc nào cũng “công khai, minh bạch” chuyện nhận con em vào cơ quan: Nếu cháu nó học hành tử tế, bằng cấp hồ sơ long lanh, tư cách đạo đức tốt, hết lòng ủng hộ lãnh đạo thì việc vào biên chế coi như trong tầm tay.

Không những thế, nếu phấn đấu tốt, sẽ sớm cho cháu đi bồi dưỡng lớp cảm tình, rồi lớp nguồn…., sớm đưa vào quy hoạch trưởng phó phòng ban và cao hơn nữa, sớm được cất nhắc theo đúng quy trình, bỏ phiếu thăm dò đủ cả.

Nhưng một thời gian sau, nhiều người “ngẫm” ra sếp nói cứ nói, còn làm là chuyện… của sếp! Ai cũng thấy không có quy định, quy chế nào lại không bị làm cho xiên xẹo, không bị “lách” cách này hay kiểu khác.

Thì đây cơ quan tôi, bố chưa về (và còn lâu mới về vì vừa sửa giảm tuổi một cách ngoạn mục), con vừa ra trường đã được “nhắm” chỗ, đàng hoàng theo diện thu hút nhân tài, hưởng chế độ thu hút của tỉnh nên vừa có “một cục” vài chục triệu lại nghiễm nhiên có ngay… biên chế!

Ôi chao là giỏi giang, sáng láng, người già khen, kẻ trẻ tấm tắc. Nhất cử, nhất động của “công chúa” đều được tô màu, phóng đại, bình bầu hàng tuần, hàng tháng đều có tên và ở ô số 1. Ngay cả thi cấp quốc gia vẫn cậy người “chạy” giúp được cái giải… khúc khích. Mỗi khi “công chúa” hát, cả cơ quan hùa vào khen hay, tiếng thơm vang lên trên, bay đi xa. Mở mày, mở mặt, chất lượng thu hút của tỉnh quả là đúng, thậm chí trên cả đúng…


Trong khi đó, con của một “lão bất trị” nọ, đừng có lấy lý do bằng đỏ mà kênh kiệu, mới nứt mắt đã chê “nhà quê” nhé. Ông thì ông cho vào “lò”, ông thử thách miền núi, đi huyện cho trắng mắt, cho rã họng ra, ông cho quân nhận xét hàng tuần chả ra gì, cho quân moi bằng hết những yếu kém như vào cơ quan không chào hỏi ai, tóc tai, quần áo bụi bặm, lãnh đạo nói sai câu nào là “vè” câu đó, 6 tháng hay cuối năm xếp loại ông “hè” cánh hẩu bỏ phiếu “không hoàn thành nhiệm vụ” thì ra rìa cho người khác vào nhé.

Thế là chẳng chóng thì chầy, con vị kia vào cơ quan “theo quy chế” và bây giờ ra cũng theo… quy chế. Không kêu được một tiếng nào!

Mặc dù vậy, sếp vẫn to nhỏ với anh em, rằng: mấy ảnh trên tỉnh “nhắm” con em vào phòng ngân sách sở tài chính, phòng đầu tư sở kế hoạch, “tráng men” dưới huyện mấy tháng rồi về… mới là “ăn” chứ lỵ. Nhưng có chỗ vội vàng quá, bất chấp quá, nhảy cóc quá, ai lại 6 tháng một chức? Coi răng được hỉ?

Có bữa bốc lên, sếp mơ màng: phải học cách làm của các ông tỷ phú đôla ấy. Mười ba tuổi mới cho dùng điện thoại. Nghỉ hè phải tìm việc, bán kem chẳng hạn. Tiền nhà trọ phải lo trả. Phải cho phép con cái thất bại và thành công theo cách riêng của chúng. Ngay cả tỷ phú Việt cũng cho con làm nhà hàng suốt kỳ hè đấy. Chỉ để lại một tý tẹo tài sản, chúng phải tự vươn lên, tự đảm bảo cuộc sống, cấm được ỷ lại nhé, nhé. Các vị cứ nhìn con tôi đấy?

***

Ông bạn tôi, con sắp tốt nghiệp thì bố lại chuyển công tác, mang cả nhà đi theo, đành “lỗi hẹn” với quy chế cơ quan cũ.

Có lần nói chuyện với một người trẻ thành đạt, ông xin một lời khuyên về chuyện con cái và nghề nghiệp, được trả lời rằng: Nếu cho cháu về cơ quan nào đó, bác thừa sức xin được và trước mắt thu nhập cũng đủ ăn tiêu. Nhưng cháu khuyên bác cho em… đi chơi, tức đi du lịch thế giới ấy ạ. Đi nhiều sẽ mở ra chân trời mới, nhiều bạn bè mới khắp năm châu. Lúc đó, nó sẽ tự tìm việc làm, như chính cháu đây, thu nhập sẽ khác, cũng như cháu đây.

Ông bạn sáng mắt lên và như chợt nhận ra điều gì đó?

Cũng vừa lúc tôi cầm điện thoại gọi nhờ ông bạn vừa ra trung ương cao rộng, quan hệ sâu có cách gì giúp cho đứa cháu đi miền núi hơn 10 năm nay muốn về xuôi sẵn sàng chịu tốn kém? Cứ về gần bố mẹ già là được. Với lại cháu xác định làm công ăn lương, hoàn toàn không mơ màng gì chức tước cao thấp, lớn bé đâu mà người khác phải lo lắng, cảnh giác.

Người ta lo lót cho con em, cháu chắt, họ hàng, bộ tộc chuyện to chuyện lớn; tôi chỉ mong ông giúp lo cái biên chế cho cháu. Vẫn rất khó a? Cả làng tốt nghiệp đại học đang phải “giấu” bằng, tạm đi làm công nhân kia kìa…


Nhìn vào con số cả nước xuất khẩu gạo một năm chỉ đem được về cho đất nước 3 tỉ đô la Mỹ thì người dân trong nước cũng “đốt” luôn 3 tỉ đô la Mỹ vào bia và rượu. Đây thật sự là vấn nạn của đất nước.



Giữa tháng 8 vừa rồi, tôi có chuyến công tác đến Malaysia. Trên đường từ sân bay về, ông bạn đối tác dừng lại ở một trạm xăng để bơm thêm xăng cho xe. Thời điểm đó ở Việt Nam mọi người đang mong giá xăng giảm từng ngày khi giá thế giới đã giảm về gần 40 đô la Mỹ/thùng, nên tôi tò mò xem giá xăng tại Malaysia. Thật ngạc nhiên khí giá xăng 95 tại đây chỉ 2,05 RM/lít (tức tương đương khoảng 11.200 đồng/lít), còn tại Việt Nam là hơn 20.000 đồng/lít. Buổi tối đó tôi đi dạo trong một siêu thị ở Kuala Lumpur thì thấy giá một lon bia Heineken là 11,45 RM (tương đương khoảng 63.000 đồng). Nếu ở trong nhà hàng thì giá bia còn đắt gấp 2-3 lần nữa. Vậy mà một lon bia Heineken ở Việt Nam ta giá tại siêu thị chỉ khoảng 18.000 đồng. Như vậy, tại thời điểm đó, giá xăng ở Việt Nam đắt gần 2 lần so với Malaysia. Trong khi, bia ở Malaysia đắt gấp 3,5 lần so với Việt Nam. Câu chuyện này nói lên điều gì?


Xăng đắt

Hỏi chuyện ông bạn đối tác người Malaysia vì sao xăng ở đây rẻ như vậy? Ông bạn trả lời do chính phủ trợ giúp người dân và doanh nghiệp. Ngoài yếu tố Malaysia rất mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến xăng dầu thì chính phủ còn giảm tối đa các khoản thuế và phí đối với xăng dầu. Chẳng hạn thuế GST (giống như thuế giá trị gia tăng VAT ở ta) thông thường khoảng 6%, còn đối với xăng dầu thì miễn, tức 0%.

Ngẫm lại tôi mới thấy đó cũng là một trong những lý do vì sao một container hàng nhập khẩu từ Malaysia có cước vận tải về TPHCM chỉ bằng 20% giá cước vận tải từ cảng Hải Phòng đến TPHCM.

Theo thống kê của Hội thẩm định giá Việt Nam thì hiện nay giá cước taxi tại Hà Nội và TPHCM là đắt nhất Đông Nam Á. Theo đó, giá cước taxi trung bình ở Bangkok là 3.800 đồng/km (6 baht), ở Manila là 5.700 đồng/km (11,93 peso), ở Jakarta là 6.300 đồng/km (4.000 rupiah) và ở Singapore cũng chỉ 8.700 đồng/km (0,55 SGD). Như vậy so với một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Singapore thì cước taxi tại TPHCM cao gần gấp đôi.

Báo Tuổi Trẻ hôm 16-10 có một bài báo phân tích khá chi tiết giá xăng tại Việt Nam hiện nay và dẫn chứng thông tin từ Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết trong giá bán hiện nay thuế và phí chiếm đến 50,4%. Riêng các loại thuế mà 1 lít xăng phải gánh bao gồm 4 loại: thuế bảo vệ môi trường với mức tuyệt đối 3.000 đồng, thuế nhập khẩu 20% (khoảng 1.750 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (khoảng 1.060 đồng), thuế giá trị gia tăng 10% (tương ứng 1.650 đồng). Sau khi áp các loại thuế phí theo quy định thì một lít xăng nhảy vọt lên gần 19.000 đồng, trong khi giá xăng nhập khẩu về đến Việt Nam chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.

Gần đây công luận đã phản ứng mạnh mẽ trước những tác động tới công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ từ những nhóm lợi ích. Một trong những lý do cho việc tăng thuế và phí xăng không phải chỉ để tăng thu ngân sách mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của tập đoàn Dầu khí. Để bảo vệ lợi ích của các nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và sắp tới đây là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sắp đi vào vận hành, tập đoàn này cũng đã kiến nghị Chính phủ cấp hạn ngạch để hạn chế xăng dầu giá rẻ nhập khẩu.

Bia rẻ

Câu chuyện giá bia ở Malaysia đắt hơn Việt Nam đến hơn 3 lần dẫn đến một câu hỏi là có nên giữ giá bia rẻ để tăng sản lượng bia thông qua đó tăng thu ngân sách hay không? Một số “thành tích” về thu ngân sách sách từ việc uống bia giá rẻ của người dân cho thấy thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn thứ ba cả nước nhưng dự toán tổng thu ngân sách cả năm 2015 chỉ 11.661 tỉ đồng. Trong khi tổng nộp ngân sách hàng năm của Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn khoảng 13.000 tỉ đồng. Tính đến giữa năm 2015, tổng thu ngân sách của Hà Tĩnh là hơn 2.500 tỉ đồng, trong khi riêng thu ngân sách từ chi nhánh bia Sài Gòn tại Hà Tĩnh là hơn 380 tỉ đồng. Phải chăng đó là lý do mà Hà Tĩnh phát động và “ép” người dân nơi đây uống bia Sài Gòn.


Phải chăng mặc dù biết những tác hại do bia rượu đem lại nhưng trước áp lực thu ngân sách từ những “con bò sữa” là các hãng bia mà Chính phủ vẫn chưa thể tăng mức thuế, phí đặc biệt như các nước đã đánh vào rượu bia.

Lời giải thuộc về Chính phủ

Đã có một sự khác nhau trong điều hành kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia đối với xăng dầu và bia. Câu hỏi đặt ra là chọn chính sách xăng dầu giá rẻ để hỗ trợ nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế và giảm áp lực đời sống người dân hơn hay đánh thuế và tăng phí mạnh để tăng thu ngân sách? Và chính sách đánh thuế mạnh vào bia để tăng thu ngân sách là tốt hơn hay khuyến khích người dân uống nhiều bia để thu thuế sẽ có lợi hơn?

Xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng để giảm chỉ số giá tiêu dùng CPI, giảm lạm phát, giữ nguyên hoặc tăng giá trị đồng tiền. Qua đó giúp ổn định đời sống người dân. Mặt khác việc xăng dầu giảm sẽ giúp chỉ số giá sản xuất PPI của doanh nghiệp giảm theo, dẫn đến không chỉ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà giúp giá bán sản phẩm cạnh tranh hơn. Khi mà sức cung và cầu tăng lên, GDP cũng tăng lên theo. Do vậy không chỉ người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn mà còn giúp cho nền kinh tế phát triển.

Với rượu bia, gạt sang một bên về những tác hại của rượu bia đối với đời sống xã hội, nhưng nhìn vào con số cả nước xuất khẩu gạo một năm chỉ đem được về cho đất nước 3 tỉ đô la Mỹ thì người dân trong nước cũng “đốt” luôn 3 tỉ đô la Mỹ vào bia và rượu. Đây thật sự là vấn nạn của đất nước.

Câu hỏi có thể đã có lời giải nhưng vấn đề là Chính phủ có mạnh dạn vượt qua những khó khăn của chính nội tại và áp lực từ những nhóm lợi ích để đưa ra những chính sách phù hợp vào thời điểm thích hợp.

Thời gian sẽ không chờ đợi khi mà TPP đã rất cận kề!

Theo Đinh Hồng Kỳ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Secoin)/Thời báo Kinh tế Sài Gòn

*Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt
Người ta tận dụng mọi ưu đãi, cơ hội, các mối quan hệ để có thể chen một chân vào bộ máy nhà nước, vì sao?

Câu chuyện “cả họ làm quan” ở một huyện nọ cũng như sự thăng tiến ngoạn mục của một số hạt giống có “gen chính trị” cho thấy chúng ta đang có một lỗ hổng khá lớn trên con đường hướng tới một nhà nước pháp quyền thực sự.

Khi ai đó quyết định đi theo nghiệp chính trị hay trở thành công chức, đồng nghĩa với việc họ sẽ được giao trọng trách làm “chủ thể có trách nhiệm” trong việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ công tốt nhất có thể cho công chúng. Trên lý tưởng họ được gọi là “đầy tớ của dân”.

Không giống như kinh doanh buôn bán hay các hoạt động kinh tế khác, việc cung cấp các dịch vụ công thường không mang lại lợi nhuận. Và tiêu chí để nói lên sự thành công của một ai đó trong lĩnh vực này đó chính là sự hài lòng và ghi nhận của người dân được hưởng các dịch vụ công tốt hơn.



Người ta tận dụng mọi ưu đãi, cơ hội, các mối quan hệ để có thể chen một chân vào bộ máy nhà nước. Ảnh: VietNamNet


Trên thế giới, mặc dù công chức được xem là ổn định trong nghề nghiệp, nhưng mức lương do nhà nước chi trả thì không quá cao so với mặt bằng xã hội. Ngoài một vài ưu đãi về nhà cửa hay phương tiện dành cho những vị trí cao cấp, về mặt luật pháp, họ không được phép hưởng thêm các khoản thu nhập khác khi đã được nhà nước trả lương.

Tuy lương công chức ở nước ta đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng đem so sánh với các biến động về giá và thị trường lao động thực tế, có thể nói rằng nó tương đối thấp, thậm chí nếu chỉ trông chờ vào nguồn lương này thì nhiều gia đình công chức hiện nay khó mà đủ sống!

Biết là vậy, nhưng tại sao người người cố gắng thành công chức, nhà nhà chạy vạy vào biên chế? Người ta tận dụng mọi ưu đãi, cơ hội, các mối quan hệ để có thể chen một chân vào bộ máy nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bất chấp hoàn cảnh và phớt lờ các quy luật trong kinh tế như chi phí, cơ hội, lợi nhuận và hiệu suất, hiệu quả…

Với những cán bộ thuộc diện làng nhàng, không có đủ tiền và quyền lực để “bố trí, sắp xếp” cho con cái mình một vị trí ổn thỏa nào đó, họ chọn biện pháp xin về hưu non hòng giữ một suất biên chế cho con cái. Đây là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay khiến nhiều cơ quan, đơn vị trên cả nước đa phần chỉ ưu tiên tuyển dụng con em trong ngành.

Với những người có khả năng thực thụ, con đường ngắn nhất chính là tham gia vào các đợt thi tuyển công chức, nơi họ luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt và có thể nói là thiếu công bằng từ những đối tượng thuộc diện “hậu duệ” vốn có sự hiểu biết tốt hơn về hệ thống và các thủ tục hành chính do đã được trực tiếp trải nghiệm. Phần còn lại là những người sử dụng sự trợ giúp của đồng tiền với mức giá hàng trăm triệu đồng tùy từng vị trí công việc.


Việc nhiều người cố sống, cố chết để được làm người nhà nước với đồng lương ít ỏi và các chế độ đãi ngộ khiêm tốn có thể không cần phải bàn cãi nếu như động cơ thực sự của họ là muốn có điều kiện để cống hiến và phụng sự đất nước một cách trực tiếp nhất. Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn vào kết quả của quá trình “hậu duệ hóa đội ngũ công chức” hiện nay, có thể đưa ra một vài nhận định sau:

Thứ nhất, nó phản ánh và tái khẳng định một tính cách cố hữu của phần đa dân chúng Việt Nam, đó là ngại thay đổi, an phận và ngại ra biển lớn. Với đồng lương công chức ít ỏi và công việc không có nhiều biến chuyển, nhiều người vẫn có thể hài lòng với cuộc sống hiện tại mà không dám đương đầu với rủi ro để tự giúp mình thay đổi. Thứ hai, khi ai đó bỏ ra mấy trăm triệu đồng để có được một chức danh “quèn” trong hệ thống nhà nước, họ hiểu rất rõ rằng nếu cứ làm việc đúng chuyên môn và chức phận như hiện thời, thì có đến vài chục năm nữa số tiền mà họ đã chi ra cũng không thể hòa vốn được. Sao nghịch lý vậy? Vấn đề nằm ở chỗ người ta ước mong một ngày kia mình sẽ được trọng dụng và đề bạt, và việc thu hồi vốn và làm giàu chỉ là vấn đề thời gian.

Như vậy, trong tâm khảm nhiều người, tham nhũng được xem như là chuyện tất yếu và không có gì phải xấu hổ cả. Khi đó, mối họa này nghiêm trọng hơn tất thảy những gì dân tộc Việt đã trải qua.

Thứ ba, đối với các vị trí công chức có khả năng ra quyết định, họ phấn đấu không hẳn chỉ vì niềm đam mê quyền lực. Cái đích đến của mỗi người trong đó chính là để trở thành “chủ tài khoản” của những chương trình, dự án sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư công..

Để có thể hạn chế các thất thoát trong đầu tư công, cơ chế “kiểm soát & cân bằng” thường được sử dụng với mục đích không để quyền lực tập trung quá nhiều vào một cá nhân hay một nhóm người. Ở chiều nằm ngang đó chính là mô hình “tam quyền phân lập” mà Mỹ là nước đầu tiên áp dụng; còn ở chiều nằm dọc, đó là cơ chế phi tâp trung hóa.

Hậu duệ và các mối quan hệ phức tạp trong hệ thống quản lý nhà nước - đã được minh chứng từ bài học của các nước láng giềng như Philippines được xem là đã làm vô hiệu hóa vai trò và khiến cơ chế “kiểm soát và cân bằng” thất bại bởi một lý do rất đơn giản “nơi đâu tôi cũng có người nhà”

Lại thêm một lần nữa, chúng ta đang làm những chuyện rất ngược! Để có thể bẻ lái theo chiều thuận, có lẽ chúng ta cần phải thay đổi rất nhiều, từ tâm thức đến giá trị xã hội nền tảng, triết lý phát triển đến quản trị xã hội và cải cách thế chế.

Trần Văn Tuấn - Tuần Việt Nam
Người thành công khác người không thành công không chỉ ở các tư duy mà còn ở cách họ hành động. Trong khi người thành công sẵn sàng đưa ra những lời khen, chia sẻ cơ hội với người khác và không ngừng học hỏi, phấn đấu… thì những người thất bại thường làm ngược lại.Một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa người thành công và người luôn cảm thấy mình thất bại đó là có suy nghĩ tích cực hay không.
Điều đúc kết này là nội dung chính thể hiện trong bộ ảnh đồ họa đăng tải trên trang fanpage Facebook WittyFeed đã được hơn 80.000 lượt ‘share’.Gocnhincuocsong.net xin ‘Việt hóa’ những bí quyết thành công này để chia sẻ với độc giả.

tc2_umoytc3_rusdtc4_qzcctc5_mifytc6_spmjtc7_uotp
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều chạy đua với thời gian để làm những việc mà chúng ta cần làm. Nhưng không phải ai cũng có thể biến chúng thành hiện thực. Nhưng tôi cho rằng làm việc không nên tham nhiều, chỉ cần làm tốt 5 việc là đủ:
Việc thứ nhất: Đọc kỹ một cuốn sách. Sách hay có thể làm rung động trái tim của bạn mỗi lần chỉ một cuốn là đủ.
doc_sach_gocnhincuocsong.net
Việc thứ 2: Nắm vững một nghề. Giỏi một nghề sẽ làm cho cuộc đời của bạn thiết thực hơn và cũng đủ để nuôi sống gia đình bạn. Đừng xem nhẹ những việc nhỏ mọn. Nhỏ nhưng độc đáo cũng trở thành có giá trị.
nam_vung_mot_nghe_gocnhincuocsong.net
Việc thứ 3: Có một gia đình hòa thuận. Người xưa nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Với số đông, trị quốc bình thiên hạ hơi xa xôi, nhưng xây dựng một gia đình hòa thuận là có thể làm được và hiện thực hơn rất nhiều. Gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, nếu gia đình bạn là một thành viên tốt thì ngoài xã hội bạn không phải là người quá xấu được.
gia_dinh_hanh_phuc_gocnhincuocsong.net

Việc thứ 4: Luôn mang những tình cảm tốt đẹp trong lòng. Chỉ cần lòng ta trong sáng thì thế giới nầy mãi mãi tràn ánh nắng mặt trời. Mà biện pháp duy nhất làm cho lòng được trong sáng là có một trái tim biết yêu, trong trái tim đó chỉ chứa đựng tình cảm tốt đẹp mà thôi .
tinh_cam_tot_dep_gocnhincuocsong.net
Việc thứ 5: Làm một người tốt. Đừng coi việc thiện nhỏ mà không làm, đừng coi việc ác nhỏ mà làm. Làm nhiều việc tốt nho nhỏ dấn dần sẽ trở thành người tốt. Thế giới này có thể không cần nhiều anh hùng, nhiều thiên tài nhưng rất cần nhiều những người tốt.

Làm tốt 5 việc bình thường trên đây, cuộc đời bạn sẽ phát ra những ánh sáng kỳ diệu. Có thể cuộc đời bạn không oanh liệt nhưng lòng bạn chân thành, tất cả những việc cần làm bạn đã làm đủ, bạn đã sống đúng với mình, với cả thế gian này.
Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.