Quy mô thị trường khác biệt, quan điểm khác biệt về cạnh tranh và các thước đo số liệu, khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp và nhận thức về kinh doanh.
Đó là những chia sẻ của Jacky Yap, Biên tập viên cao cấp của e27, một người đã có thời gian làm việc trong cộng đồng công nghệ tại Singapore và chuyến đi đến Thung lũng Silicon (*) đã cung cấp cho anh một cái nhìn sâu rộng về những điểm khác biệt giữa hai hệ sinh thái startup.
Quy mô thị trường
Một trong những điều mà các startups các nước châu Á hay than phiền nhất là quy mô thị trường trong nước khá nhỏ. Nhưng một nhà sáng lập tại Thung lũng Silicon đã mang đến một quan điểm rất thú vị về quy mô thị trường: “Hãy nhìn vào Facebook, khi mới bắt đầu, họ chỉ lấy Harvard làm mục tiêu và dần dần đã thống trị toàn bộ mạng xã hội trong trường. Sau đó, họ dần dần mở rộng đến các trường khác và xây dựng thành công những cộng đồng tuy nhỏ nhưng rất vững mạnh. Sau đó, câu chuyện về sự phát triển của Facebook đã đi vào lịch sử đáng nhớ của ngành công nghệ.” 
Câu chuyện về sự ra đời của Facebook đã vô hiệu hóa những lời than phiền về quy mô thị trường. Nếu bạn không thể giành được thị phần ngay tại quốc gia mình thì làm sao bạn có thể cạnh tranh với những startup và doanh nghiệp đến từ những quốc gia trong vùng hay từ thương trường quốc tế?
Cạnh tranh và các thước đo sự phát triển
Khi đến thăm hai nhà đồng sáng lập Tempo và Cjin của startup Cubie Messenger, một trong những startup thuộc danh sách 500Startups, Tempo đã chia sẻ một điều rất ấn tượng. Khi được hỏi liệu Cubie có lo lắng về cạnh tranh hay không thì CEO Tempo đã trả lời rằng: “Một trong những thứ mà chúng tôi học được từ 500Startups và Thung lũng Silicon là sự khác biệt giữa câu hỏi được đề ra và trọng điểm. Tại Thung lũng Silicon, mọi người tập trung vào các thước đo sự phát triển và rất ít khi đề cập đến chuyện cạnh tranh. Tuy nhiên, tại Châu Á, mọi người cứ hỏi chúng tôi về những đối thủ cạnh tranh. Thung lũng Silicon đã cho chúng tôi biết mình nên tập trung vào các số liệu phát triển và sản phẩm của mình.” Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng quy mô thị trường là một hằng số nhưng lại quên rằng thị trường cũng có thể không ngừng phát triển.
Các startup châu Á thường không cởi mở trong việc thảo luận về những số liệu phát triển của mình, chính điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc đánh giá thị trường.
Làm việc cho các startup hay khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp đại học
Một trong những chủ đề được bàn luận nhiều nhất ở Thung lũng Silicon là liệu một sinh viên nên tự khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp trước hay làm việc cho một startup. Ngạc nhiên thay là hầu hết các nhà sáng lập và doanh nhân ở đây đều chia sẻ rằng sinh viên nên làm việc cho một startup trước. Làm việc cho một startup sẽ đặt họ dưới một sức ép rất cao nhưng đó cũng là một vị trí tốt để người sinh viên đó học hỏi và phát triển bản thân cùng công ty. Đồng thời giúp họ xây dựng thương hiệu, mạng lưới quan hệ và uy tín cá nhân.
Ngoài ra, rất nhiều nhà sáng lập và doanh nhân cũng đồng ý rằng trường đại học mang đến cho một sinh viên cơ hội tốt nhất để startup và làm việc với những con người tuyệt vời trong những dự án nhỏ.
Tinh thần doanh nhân
Trong những năm qua, chất lượng của các startup đã tăng cao bởi mọi người đều đang trở nên tài giỏi hơn. Khi đang khởi nghiệp, bạn nên tự xây dựng mọi thứ cho mình. Khi tạo ra những thứ mình đam mê, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Một điều quan trọng khác nữa là bạn cũng cần phải rất kỷ luật, cam kết và luôn luôn sẵn sàng. Một trong những bài viết của Joel Runyon đã tóm tắt rất thành công sự khác biệt giữa kỷ luật và động lực: Động lực chỉ là thoáng qua, nhất thời và ở khắp mọi nơi nhưng kỷ luật rất nhất quán, thường xuyên và hiếm thấy.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời của một startup công nghệ, bạn cần phải có khả năng, uy tín và tạo được ảnh hưởng, nó đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng không ngừng và nghiêm khắc hơn với bản thân.
 (*) Thung lũng Silicon là trung khu công nghệ cao nằm ở phía Nam vịnh San Francisco, thuộc phía bắc bang California Mỹ. Vùng thung lũng này hiện nay có khoảng 2 triệu người sinh sống và có khoảng 6.000 doanh nghiệp về công nghệ cao đang hoạt động. Trong đó, nổi bật nhất là những ông lớn trong giới công nghệ như Google, Facebook, Linked In, Apple, Intel…
Axact

Axact

Vestibulum bibendum felis sit amet dolor auctor molestie. In dignissim eget nibh id dapibus. Fusce et suscipit orci. Aliquam sit amet urna lorem. Duis eu imperdiet nunc, non imperdiet libero.

Post A Comment:

0 comments: